TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ÍT ĐƯỢC NHẮC TỚI

NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ÍT ĐƯỢC NHẮC TỚI

13:52 | 24/04/2023

Kỳ 6 : NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ÍT ĐƯỢC NHẮC TỚI
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có những tư tưởng chúng ta ít nhắc tới, nhưng Lịch sử gần một Thế kỷ qua, lại cho thấy đó là những trụ cột trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
1- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gương cao Ngọn cờ Dân tộc.
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, Quốc Tế Cộng sản, mà trực tiếp là Sta Lin luôn yêu cầu tập trung vào đấu tranh giai cấp, liên hiệp giai cấp Công nhân toàn Thế giới để đánh đổ CNĐQ, CNTB. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy điều kiện lịch sử của mỗi nước khác nhau, người nhận rõ lúc này không giành được độc lập dân tộc, thì quyền lợi của giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được. Từ đó Bác Hồ xác định lực lượng cách mạng không chỉ là giai cấp công nhân, mà còn là Nông dân, trí thức, tầng lớp trung nông, Tư sản yêu nước, nhân sĩ trong các Dân tộc, Tôn giáo. Mặc dầu bị Quốc tế Cộng sản và một số đồng chí của mình khép tội Dân tộc chủ nghĩa, xa rời lập trường giai cấp, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đứng trên lập trường giai cấp của Đảng, mà luôn gương cao Ngọn cờ Dân tộc để tập hợp tất cả mọi người yêu nước, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, Dân tộc, Tôn giáo.
Sai lầm trong cải cách ruộng đất và cải tạo Tư sản sau khi giành được chính quyền, càng giúp cho Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc là sức mạnh to lớn, là động lực cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam.
Gần 100 năm trôi qua, ngày nay cả Thế giới đang chạy đua theo con đường Quốc gia- Dân tộc, chúng ta càng nhận thấy tầm nhìn xuyên Thế kỷ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2- Tư tưởng Nhân quyền Hồ Chí Minh.
Ngay trong bản tuyên ngôn ra đời của nước VN DCCH, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn các giá trị Nhân quyền của các nước văn minh, Bởi người hiểu rõ, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Đất nước cuối cùng cũng vì mục tiêu cao quý nhất đó chính là đảm bảo quyền phát triển toàn diện cho con người. Bác Hồ không bao giờ vin vào hoàn cảnh đất nước đang bị các thế lực thù địch chống phá để hạn chế các quyền tự do của con người, nhất là các quyền tự do ngôn luận, tự do trình bày chính kiến, quyền lập hội. Người còn khuyến khích việc ra đời của các tổ chức Chính trị- Xã hội để mở rộng Dân chủ, chính là một giải pháp để hạn chế độc quyền, ngăn chặn sự tha hóa của quyền lực.
3- Phải đưa Chính trị vào giữa Dân gian.
Đây là một luận điểm rất đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với người Chính trị không phải cái gì cao siêu trừu tượng, lý thuyết mà chính là hơi thở hàng ngày của cuộc sống. Người cày có Ruộng; ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… đó là đòi hỏi rất cụ thể của người dân mà Đảng và Chính phủ tìm ra biện pháp giải quyết, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, mang lại hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu hàng ngày của Đảng và Chính phủ. Và phải đưa Chính trị vào giữa dân gian còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm chính trị đó do chính nhân dân tổ chức thực hiện. Đảng và Chính phủ chỉ là người Lãnh đạo, hướng dẫn và tổ chức quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng và kế thừa tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sợn : Dân Tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh hạnh phúc. Nhưng Bác Hồ đã phát triển Tư tưởng Tam dân lên tầm Nhân loại : Độc lập Dân tộc mình, nhưng luôn tôn trọng độc lập chủ quyền của các Dân tộc khác; tự do, hạnh phúc của cộng đồng cũng như của mỗi người phải trên cơ sở tôn trọng tự do, hạnh phúc của cộng đồng khác, người khác.
Gương cao ngọn cờ Dân tộc, Thực hiện quyền tự do, hạnh phúc cho con người. đó là 3 trụ cột cốt lõi, xuyên suốt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ai không có trong mình 3 phẩm chất trụ cột này người đó không xứng đáng là Đảng viên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện !
Kỳ 7 : Đổi mới Đảng về Lý luận, Phương thức Lãnh đạo và Bộ máy tổ chức là nhân tố Quyết định đưa Đất nước đi lên !

Tin cùng loại