Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại với mức độ tác động ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái Đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng. Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính.
Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. BĐKH đã tác động xấu không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH ảnh hưởng tới sản lượng và gây ra những thay đổi về thời tiết, trực tiếp tác động tới vụ mùa. BĐKH cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virus mới và những virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng.
Biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề
Báo báo mới nhất của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng thế giới đang nóng lên ở mức báo động và rằng khí thải nhà kính đang khiến thế giới đối mặt với ngày càng nhiều thảm họa từ cháy rừng, lụt lội, bão lũ đến mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế.
Trong 20 năm qua, trên toàn cầu có gần 480.000 ca tử vong có liên quan trực tiếp đến hơn 11.000 hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra. Thiệt hại kinh tế lên tới khoảng 2,56 nghìn tỉ đô la Mỹ (tính theo sức mua tương đương, PPP) - một lần nữa tăng hơn so với năm trước.
Theo báo cáo, đại dịch Covid-19 hiện nay không hề khiến cuộc khủng hoảng khí hậu tạm ngừng mà trái lại, mức khí thải nhà kính đã nhanh chóng cao trở lại như trước khi đại dịch xảy ra.
Thậm chí, đại dịch là hồi chuông cảnh tỉnh về những thách thức thậm chí thảm khốc hơn có thể xảy ra trong tương lai, mà trước tiên là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong năm 2020, đặc biệt là khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide (CO2), khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan càng trở nên trầm trọng, trong đó phải kể đến các vụ cháy rừng, bão lớn, khô hạn và lũ lụt chưa từng có.
Năm 2020 được xác định là năm nóng kỷ lục với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,25 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, khép lại một thập kỷ với nhiệt độ cao kỷ lục do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015 đặt mục tiêu không để nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp nhằm tránh những tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho rằng vẫn có ít nhất 20% khả năng nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ vượt mức tăng 1,5 độ C vào năm 2024. Các chuyên gia cũng lo ngại lượng khí thải carbon có thể tăng trở lại trong năm 2021.
Thiên tai do biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan năm 2020 đã gây ra "những hậu quả thảm họa cho hàng triệu người" trên khắp các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và gây thiệt hại hàng chục tỉ USD.
Theo đánh giá mới nhất về mối đe dọa trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu đối với con người của đại diện tổ chức môi trường Germanwatch của Đức cho biết trong 2 thập kỷ qua gần 480.000 người đã thiệt mạng trong các thảm họa thiên tai liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các nước đang phát triển chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ lụt, lở đất, động đất, nắng nóng...
Theo Germanwatch, kể từ đầu thế kỷ 21 này đến nay, các thảm họa thiên tai gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính lên đến 2.560 tỉ USD.
Trước vấn đề cấp thiết toàn cầu hiện nay là cố gắng phục hồi bền vững sau đại dịch Covid-19 và ứng phó với biến đổi khí hậu, tại hội nghị thượng đỉnh về Thích ứng khí hậu, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định câu trả lời cho tình trạng khẩn cấp về khí hậu hiện nay là các nước phải đoàn kết và hành động một cách nhanh chóng, quyết đoán và tham vọng hơn.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.
Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch xác định 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để giải quyết các mục tiêu nêu trên, bao gồm:
Một là, nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.
Hai là, tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Bà là, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực nhằm dự báo, cảnh báo sớm thiên tai và các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan; cải thiện hệ thống quản lý rủi ro thiên tai nhằm giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và tăng mức độ sẵn sàng ứng phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan; triển khai các giải pháp thích ứng kịp thời và hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn liên quan đến biến đổi khí hậu trong tương lai.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các cơ quan, nghiên cứu việc lồng ghép, bổ sung các nội dung cần thiết trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 vào Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ; xác định nguồn lực phù hợp để bảo đảm tính khả thi của chính sách và bảo đảm không trùng lặp với các chương trình, kế hoạch hành động đang được thực hiện.
Về việc chuẩn bị cơ sở cho việc xây dựng dự án Luật BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan để thực hiện cụ thể.
Việt Nam đã ký và phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH. Để triển khai thực hiện Thỏa thuận này, Việt Nam đã cập nhật và gửi Ban thư ký Công ước khung liên hợp quốc về BĐKH nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam. Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg. NDC cập nhật của Việt Nam thể hiện các cam kết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và thích ứng với BĐKH của quốc gia ở cấp chiến lược. Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH đề ra các nhiệm vụ chiến lược thích ứng với BĐKH thực hiện những cam kết đóng góp được nêu trong NDC cả về trung hạn và dài hạn.
Kế hoạch hành động sẽ tập trung triển khai thực hiện các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cụ thể, ưu tiên và cấp thiết ở ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã được xác định trong NDC và NAP. Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 cũng là định hướng cụ thể cho các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK.
Tổng Thư ký Guterres đã kêu gọi mục tiêu trọng tâm trong năm 2021 là xây dựng liên minh toàn cầu về trung hòa khí thải carbon thông qua các biện pháp chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, định giá carbon, không xây thêm các nhà máy điện chạy bằng than, mạnh tay đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Hưởng ứng lời kêu gọi, lãnh đạo các nước tham dự hội nghị đều cam kết sẽ nỗ lực để hạn chế nền nhiệt toàn cầu tăng dưới ngưỡng 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Cùng với đó, nhiều nền kinh tế lớn cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon với những mốc thời gian cụ thể.
Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỉ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.
"Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai, trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội."
Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỉ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực đồng bằng sông Cửu Long - quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia - đặc biệt có nguy cơ. Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.
Nhằm lan tỏa đến cộng đồng, gia đình và từng cá nhân ý thức hành động vì môi trường; tìm kiếm và thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp có thể nhân rộng góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức Plan Intenational Việt Nam vừa phát động Cuộc thi tìm kiếm các sáng kiến với chủ đề “Gia đình an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu”.
Cuộc thi nhằm lan tỏa đến cộng đồng, gia đình và từng cá nhân ý thức hành động vì môi trường; tìm kiếm và thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp có thể nhân rộng góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực để thực hiện chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn hằng năm trong khuôn khổ Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái. Trong các tác phẩm có các sáng kiến, giải pháp đã được triển khai tại cộng đồng nơi tác giả sinh sống, giúp mọi người an toàn trước thiên tai hoặc giúp bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu; Những giải pháp đã được triển khai nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và hành động vì môi trường.
Ðể có thể ứng phó tốt nhất với thiên tai, bão lũ, điều quan trọng nhất là xây dựng một môi trường sống hài hòa với thiên nhiên. Công tác trồng cây, gây rừng phải trở thành nhiệm vụ mang tính cấp bách và thường xuyên để nâng cao độ che phủ rừng trên toàn quốc. Ðối với những khu vực ở miền núi có địa hình dốc, địa chất yếu, cần thường xuyên cảnh báo cho nhân dân về mối nguy hiểm mỗi khi mưa, bão.
Ngăn chặn và kiểm soát chặt chẽ tình trạng khai thác cát trái phép. Chủ động tuyên truyền ngư dân và nhân dân vùng có bão sắp đổ bộ để mọi người dân đều nắm được, lên kế hoạch đối phó với bão, lũ.
Chủ động phòng, chống và ứng phó với những biến đổi thời tiết và thiên tai sẽ có tác dụng hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra, cũng như bảo vệ cuộc sống và môi trường sống của người dân một cách hữu hiệu nhất.
Nguồn: Internet