TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Hệ quả từ biến đổi khí hậu

Hệ quả từ biến đổi khí hậu

02:01 | 22/04/2023
Các quốc gia Bắc Âu vừa phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường, khi khu vực Lapland (Phần Lan) ghi nhận ngày nóng nhất kể từ năm 1914. Cùng với đó, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những đợt nắng nóng gay gắt. Đây là hệ quả từ biến đổi khí hậu gia tăng trong thời gian qua gây nên tình trạng hạn hán, dẫn tới sa mạc hóa nhiều khu vực trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của con người.
Hàng loạt sự cố thiên tai như bão lũ, sạt lở đất, lũ quét... xảy ra trong thời gian qua là một chỉ báo cho thấy biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, gây ra hậu quả nặng nề. Việc chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp hạn chế rủi ro.

Thảm họa sinh thái khó tránh khỏi

Biến đổi khí hậu toàn cầu có biểu hiện diễn ra nhanh hơn so với dự tính, thể hiện ở mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng những năm gần đây nhanh hơn so với các thập kỷ trước đo. Mức tăng trung bình của mực nước biển thời kỳ 1901 – 2010 là 0,19mm/năm, tăng lên 2,0mm/năm trong thời 1971-2010 đến 3,2mm/năm thời kỳ 1993-2010; Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nóng, mưa lớn, lũ lụt... xảy ra nhiều hơn, cực đoan hơn. Ở nhiều nơi trên thế giới như nhiệt độ cao nhất ở Paris năm 2020 lên tới 43°C, còn ở miền nam châu Âu như Tây Ban Nha, Ý lên tới 45,9 độ C, đều là những kỷ lục cao nhất.
Năm 2020 là một trong những năm nhiệt độ và mực nước biển dâng liên tiếp nóng nhất với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn trung bình nhiều năm 1,10C và thập kỷ 2011-2020 là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử quan trắc khí tượng. Lớp phủ băng ở Greenland tan nhanh hơn, gấp 6 lần so với năm 1990. Mưa lớn kéo dài kỷ lục ở lưu vực sông Trường Giang, Trung Quốc trong mùa hè năm 2020, gây ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài ở nhiều vùng, đe dọa an toàn công trình thủy điện Tam Hiệp.
Những ngày đầu tháng 7, các nước Bắc Âu đã trải qua đợt nắng nóng bất thường, nhiệt độ tại một số khu vực cao gần mức kỷ lục, tới 34 độ C. Viện Khí tượng quốc gia Phần Lan thông báo nước này vừa trải qua tháng 6 nóng nhất trong lịch sử kể từ khi dữ liệu về nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1844. Nhiệt độ tại Kevo, khu bảo tồn tự nhiên nằm ở cực Bắc của Phần Lan trong ngày 4-7 ở mức 33,4 độ C - là mức cao nhất kể từ năm 1914. Năm đó, nhiệt độ tại đây lên tới 34,7độ C.

Nhiệt độ tăng cao bất thường đã gây ra trận cháy rừng ở thị trấn Lytton, British Columbia, Canada vào cuối tháng 6 vừa qua. Nguồn: Internet

Không chỉ Bắc Âu, nhiều khu vực khác trên thế giới cũng đang trải qua những ngày hè “đổ lửa”. Nhiều bang của Mỹ và Canada đã chứng kiến những cơn sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục và các vụ cháy rừng trên diện rộng đã tàn phá một số khu vực ở Bắc Mỹ. Theo bà Kate Brown, Thống đốc bang Oregon (Mỹ), chỉ tính riêng ở bang này, đợt nắng nóng kinh hoàng đã làm 95 người thiệt mạng. Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ đã phát đi cảnh báo về đợt nắng nóng tại khắp các bang miền Tây với dự báo đợt nắng nóng kéo dài đến tối 12-7 (giờ địa phương) với nhiệt độ tại nhiều địa phương có thể lên tới 40 độ C.
Trong khi đó, thị trấn Lytton thuộc tỉnh British Columbia (Canada) ghi nhận nhiệt độ lên tới 49,5 độ C - mức cao chưa từng có trong lịch sử nước này khiến hàng trăm người tử vong. Cơ quan Giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu nhận định, tháng 6 nóng kỷ lục ở Bắc Mỹ phản ánh các tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu. Trong một công trình nghiên cứu, tổ chức Liên minh Thời tiết thế giới (WWA) cho rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu do khi thải nhà kính sinh ra trong các hoạt động của con người đã làm tăng ít nhất 150 lần khả năng xảy ra nắng nóng ở Mỹ và Canada.
Ngày 21-6 vừa qua được ghi nhận là ngày tháng 6 nóng nhất tại Mátxcơva, Nga kể từ năm 1901 với nhiệt độ lên đến 34,7 độ C. Các chuyên gia tại Trung tâm Khí tượng Phobos ở Mátxcơva cho biết sự gia tăng nhiệt độ trên là điều chưa từng có suốt 120 năm qua. Nhiệt độ tăng cao gây ra nhiều thảm họa lũ lụt và cháy rừng, ảnh hưởng đến các vùng cực Bắc của Nga với mức độ ngày càng thường xuyên hơn trong thời gian gần đây. Nắng nóng cũng góp phan làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu, vốn bao phủ khoảng 2/3 phần lãnh thổ rộng lớn của nước này. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên cùng với tình trạng biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng được dự báo sẽ trở nên dữ dội hơn.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu đã gây tác động mạnh mẽ tới môi trường và con người. Cho đến nay, nắng nóng là hiện tượng thời tiết cực đoan gây tử vong cao nhất. Các đợt nắng nóng kéo dài khiến đất đai khô cằn, gây ra tình trạng khan hiếm nước sạch, cháy rừng lan rộng mất kiếm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, việc thiếu hụt nguồn nước sạch dẫn tới bệnh dịch nghiêm trọng.

Trước thực trạng này nhiều nước đang kỳ vọng Thỏa thuận Paris sẽ tìm cách giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này ở mức dưới 2°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Tháng 11 năm nay dự kiến sẽ diễn ra các cuộc đàm phán quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc vê biên đôi khí hậu (COP26), sự kiện được nhiều người mô tả là “cơ hội đột phá” đề ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng lớn trên toàn cầu.

Đó là những biểu hiện rõ ràng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động của con người. Trong khi đó, tình hình phát thải khí nhà kính toàn cầu - nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu hiện nay chưa có gì cải thiện, nồng độ các khí nhà kính trong khí quyến vẫn tiếp tục tăng lên với mức chưa từng có trong quá khứ, trong đó khí CO2 tăng 47% so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp (1000-1750), trung bình tăng khoảng 1% /năm.
Để hạn chế nhiệt độ tăng không quá 20C vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp, đòi hỏi phải duy trì nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức 450ppm CO2 Vtương đương, nghĩa là thế giới phải giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu so với mức năm 1990 vào năm 2050 và sau đó tiếp tục duy trì việc cắt giảm đến cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên, với tốc độ tăng hàm lượng khí CO2 2ppm/năm trong thời kỳ 2006 đến nay, sau 8 thập kỷ nữa (2100) hàm lượng khí CO2 sẽ tăng thêm 160ppm và đạt 570ppm. Trong khi theo kịch bản trung bình thấp (RCP 4.5), nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1,8 độ C, có thể 2,6 độ C vào cuối thế kỷ này. Nghĩa là một “thảm họa sinh thái” là khó tránh khỏi, nếu thế giới không có khâu đột phá trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Tháng 8/2019 ở nam Bộ và Tây Nguyên, trong đó ở Phú Quốc mưa trên 1000mm (khoảng 1/3 lượng mưa năm), gây ngập lụt nghiêm trọng; ngày 3/3/2020 mưa lớn ở nhiều nơi thụộc Bắc Bộ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trong đó ở Hà Nội mưa với cường độ 145mm/24 giờ, cao kỷ lục trong 50 năm qua; Hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, kéo dài trong mùa khô 2019- 2020 ở nhiều vùng trong cả nước, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên; Đặc biệt là đợt mưa lớn liên tục, kéo dài do ảnh hưởng trực tiếp của 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, kết hợp với các hình thế thời tiết gây mưa khác xảy ra ở các tỉnh miền Trung trong nửa cuối mùa hè năm 2020, dẫn đến ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất, gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản.
Buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Chủ động thích ứng là thực hiện các hoạt động điều chỉnh dựa trên cơ sở quy hoạch và quy hoạch lại, cơ cấu lại phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương phù hợp với xu thế tác động của biến đổi khí hậu, cả dài hạn do ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng và ngắn hạn do ảnh hưởng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu cho các đối tượng bị tác động, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Để ứng phó, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, trước hết là cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về BĐKH; coi chủ động thích ứng với BĐKH là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và các địa phương và phải phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ.
Cấm phát triển mới các dự án thủy điện nhỏ. Đối với các công trình thủy điện nhỏ đang tồn tại, cần đánh giá lại tính hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường của từng công trình, những công trình không còn hoặc ít hiệu quả, cần chấm dứt hoạt động và khôi phục lại môi trường tự nhiên trước đây.
Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, bình quân 1 MW thủy điện vừa và nhỏ chiếm khoảng 7,41 hecta đất. Trong đó: 0,078 hecta đất ở, 0,256 hecta đất lúa, 0,808 hecta đất màu, 2,726 hecta đất rừng, 1,507 hecta đất sông suối, trên mọi nhánh.
Tăng cường năng lực dự báo thiên tai, nhất là dự báo hạn dài, dự báo mùa. Những sự kiện thiên tai và thời tiết cực đoan xảy ra trong năm 2020 vừa qua đã bộc lộ rõ hạn chế, tồn tại trong công tác dự báo hiện nay, cần được các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn đánh giá nghiêm túc, nhận thức đầy đủ những khó khăn, thách thức phía trước để có phương hướng khắc phục.
Để xảy ra nhữn thiệt hại do lũ lụt vừa qua, công tác dự báo cũng là vấn đề được đem ra “mổ xẻ”. Việc dự báo của ta thì các nước cũng chỉ đến thế mà thôi. Vấn đề ở đây là quy hoạch như thế nào. Hiện nay, thế giới người ta dùng từ: quy hoạch gắn với các rủi ro có thể xảy ra. Tức là, đừng bắt dân sống ở những vùng lũ nữa. Hãy bỏ kinh phí để tái định cư cho dân đến ở những vùng cao ráo, không có sạt lở, không có lũ ống, lũ quét. Nhưng để làm được điều này, thì những người lãnh đạo ở các địa phương phải biết thương dân.

Nguồn: Internet

 

Tin cùng loại