TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Khí thải điện than đang tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường ở Hà Nội (kì 1)

Khí thải điện than đang tác động mạnh đến ô nhiễm môi trường ở Hà Nội (kì 1)

19:51 | 21/04/2023

Ô nhiễm từ điện than sẽ tăng mạnh

Một nghiên cứu đã định lượng được các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 ở Hà Nội cho thấy với kịch bản tăng trưởng như hiện tại, dù tính cả các chính sách kiểm soát phát thải hiện có và đã lên kế hoạch, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội có thể tăng khoảng 20% vào năm 2030.

Trong đó, "mức tăng lớn nhất về nồng độ PM2.5 sẽ đến từ phát thải trong ngành điện", nghiên cứu viết.

Đó là kết quả ban đầu của nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, dự án hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo, công bố tháng 10/2018.

Theo nghiên cứu, vào năm 2015, các nguyên nhân đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí tại Hà Nội đến từ phát thải giao thông đường bộ (1/4), kế đến là nhiệt điện và công nghiệp lớn (20%), hoạt động sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối (15%), phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón (15%) và đốt phụ phẩm nông nghiệp (7%).

Về nguồn gốc địa lý, các hoạt động gây ô nhiễm không khí Hà Nội không nhất thiết phải diễn ra trong Hà Nội. Nghiên cứu ước tính rằng chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí ở Hà Nội đến từ trong phạm vi thành phố. 2/3 phần còn lại đến từ các tỉnh khác (như hình 7 dưới đây trích từ nghiên cứu).

Nghiên cứu này không nhằm mục đích giải thích đợt ô nhiễm không khí tăng vọt vừa qua, mà nhằm phân tích xu hướng và nguồn ô nhiễm qua thời gian dài. Nếu xét riêng một đợt ô nhiễm đỉnh điểm nào đó, các nguyên nhân có thể khác so với nếu tính trung bình một năm.

 
 
future_of_air_quality_chart_2015.JPG

 

future_of_air_quality_chart_2015.JPG

Phát thải đến từ riêng ngành điện vào năm 2015 đóng góp dưới 10% ô nhiễm không khí Hà Nội (xem hình 7 ở trên - ngành điện là màu đen). Nhưng theo mô phỏng vào năm 2030, ngành điện có thể đóng góp tới 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội (như hình 10 dưới đây trích từ nghiên cứu - ngành điện là màu đen).

 
 
Future_of_Air_Quality_2030.JPG

 

Future_of_Air_Quality_2030.JPG

“Bài toán ô nhiễm không khí phức tạp vì các chất gây ô nhiễm lan truyền không phân biệt nước nào, tỉnh nào, địa phương nào, phải có cách giải quyết tổng thể, nhìn nhận tất cả các ngành, các địa phương… Hà Nội giải quyết không thì chưa đủ”, Trương An Hà, nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm Năng lượng Sạch và Phát triển Bền vững, Đại học Khoa học - Công nghệ Hà Nội, người tham gia vào nghiên cứu trên, nói với Zing.vn.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2015, trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh tháng 3/2016. Dù vậy, nghiên cứu cho thấy khi công suất nhiệt điện than tăng lên theo quy hoạch, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào nồng độ PM2.5 tính trung bình cả năm ở Hà Nội.

Theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, công suất nhiệt điện than sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu 75.000 MW. Công suất lắp đặt của nhiệt điện than ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 13 GW năm 2015 lên 18,5 GW năm 2018.

 

Ngày 14/12, đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợp cùng những màn sương mù dày đặc. Ảnh: Ngọc Lan.

  •  
  •  
mo_suong_zing.jpg

 

mo_suong_zing.jpg
Ngày 14/12, đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợp cùng những màn sương mù dày đặc. Ảnh: Ngọc Lan.

“Mức tăng rất lớn, nhất là chỉ đến từ riêng một ngành”

Các kết quả tính toán nói trên tương đồng với một nghiên cứu khác, tập trung phân tích riêng các nhà máy nhiệt điện đóng góp bao nhiêu vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại khu vực Đông Nam Á.

Đó là nghiên cứu mang tên Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia do nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành.

Nổi bật nhất từ nghiên cứu là ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm (premature death) ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030, tức gấp 4,5 lần.

“Nếu không có gì thay đổi, phát thải từ tiêu thụ than trong khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba, nhất là ở Indonesia và Việt Nam”, nghiên cứu viết.

Trao đổi với Zing.vn, ông Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm phân tích chất lượng không khí toàn cầu của tổ chức Greenpeace, cũng là đồng tác giả nghiên cứu nói trên, cho biết: “Theo ước tính dùng dữ liệu năm 2011, các nhà máy nhiệt điện đóng góp 5 microgram/m3 vào lượng PM2.5 trung bình ở Hà Nội, và con số này tăng lên 12 microgram/m3 vào năm 2030”.

 

Mức đóng góp vào nồng độ PM2.5 của riêng các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam vào năm 2011 (trái) và dự báo 2030 (phải). Đây không phải là bản đồ nồng độ PM2.5, chỉ là phần ô nhiễm từ điện than (mảng màu vàng là mức đóng góp khoảng dưới 1 microgram/m3, mảng màu đen là mức đóng góp khoảng 12 microgram/m3). Nghiên cứu được tiến hành trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh. Nguồn: Nghiên cứu Burden of Disease.

  •  
  •  
VietnamDispersionFutureZoom.jpg

 

Mức đóng góp vào nồng độ PM2.5 của riêng các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam vào năm 2011 (trái) và dự báo 2030 (phải). Đây không phải là bản đồ nồng độ PM2.5, chỉ là phần ô nhiễm từ điện than (mảng màu vàng là mức đóng góp khoảng dưới 1 microgram/m3, mảng màu đen là mức đóng góp khoảng 12 microgram/m3). Nghiên cứu được tiến hành trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh. Nguồn: Nghiên cứu Burden of Disease.

  •  
  •  
VietnamDispersionCurrentZoom.jpg

 

Các con số trên phù hợp với kết quả từ nghiên cứu Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam do hai viện VAST và IIASA tiến hành. Nếu so với mức tăng khoảng 20% của nồng độ PM2.5 trung bình năm trong thời gian 2015-2030 (từ nghiên cứu của VAST-IIASA), có thể thấy phần ô nhiễm mà các nhà máy nhiệt điện gây ra đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.

Nghiên cứu Burden of Disease đang được cập nhật để phản ánh quy hoạch điện điều chỉnh. Con số cụ thể sẽ sớm được công bố, nhưng đóng góp của điện than vào ô nhiễm không khí sẽ giảm “đáng kể”, chuyên gia của Greenpeace cho biết.

Dù vậy, ông cho rằng phần ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện than là đáng lo ngại.

Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là “mức tăng gần 20% nếu so với mức trung bình hiện tại (của nồng độ PM2.5 tại Hà Nội) vào khoảng 40 microgram/m3”, ông Myllyvirta nói.

“Đó là mức tăng rất lớn, nhất là đến từ chỉ riêng một ngành”, ông nói tiếp. “Nếu riêng một ngành khiến ô nhiễm tăng 10-20%, thì bạn có thể nỗ lực rất nhiều (để giảm ô nhiễm) ở các ngành khác mà vẫn không cải thiện được chất lượng không khí”.

“Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than lại làm ô nhiễm bấy nhiêu”, ông Myllyvirta nói thêm. “Nếu bạn nghĩ về mức ô nhiễm hiện tại và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, rõ ràng là phải tìm mọi cách cải thiện chất lượng không khí”.

Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cũng cho biết nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 này vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình năm của Việt Nam là 25 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3.

Nhận định về sự gia tăng của ngành điện than trong tương lai theo quy hoạch, ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc GreenID, viết cho Zing.vn: “Theo tính toán lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx sẽ tăng khoảng 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện đốt than”.

 
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW, theo EVN. Ảnh: EVN.
images533077_PL_01_EVN.jpg

 

images533077_PL_01_EVN.jpg

Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW, theo EVN. Ảnh: EVN.

Nguồn: Internet

 

Tin cùng loại