TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam

Những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam

17:01 | 23/04/2023
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt ở Việt Nam đã và đang tác động rất xấu đến hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, cản trở không nhỏ đến sự phát triển bền vững của Đất nước. Lũ lụt có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc trên các lưu vực sông suối nước ta.
Để thích ứng với BĐKH, giảm nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước, giảm thiệt hại khi hạn hán thiếu nước xảy ra thì cần tăng cường xây dựng chính sách, thể chế và nhận thức trong xã hội, đồng thời thực thi những giải pháp đồng bộ
 
Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm gia tăng các loại thiên tai, trong đó có mưa lớn, lũ, lụt, lũ quét, hạn hán thiếu nước.
 
Trong 30 năm qua, cả nước liên tiếp xảy ra những thiên tai lũ lụt, ngập úng lớn, lũ quét, hạn hán, gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân cư, hạ tầng cơ sở, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
 
Lũ lụt ở nước ta biểu hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất bình thường hơn, gây tác động trên diện dường như ngày càng rộng lớn hơn, có khi bao trùm một khu vực lớn, thậm chí một miền của Đất nước.
 
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, lũ lụt gây thiệt hại về người, về xã hội, kinh tế, môi trường ngày càng nặng nề hơn, làm giảm sự tăng trưởng kinh tế, làm nảy sinh nhiều vấn đề về xã hội, môi trường đòi hỏi phải có sự tập trung nhân vật tài lực ở mức cao của cả nước mới có thể dần dần khắc phục được.
 
Trước thiên tai lũ lụt, vấn đề đã đang và sẽ còn tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội của Đất nước, Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang tập trung những nỗ lực cao nhất của toàn xã hội để đối phó. Hiện tại và tương lai, cần phải hướng vào thực thi các biện pháp tổng hợp quản lý lưu vực sông, các khu vực và vùng trọng điểm thường xuyên bị lũ lụt đe dọa; tạo ra hệ thống các văn bản pháp quy về phòng tránh thiên tai, phối hợp các biện pháp công trình và phi công trình thích hợp cho từng lưu vực, từng vùng cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất về giảm, hạn chế lũ, lụt, đi tới giảm thiệt hại về người và tài sản.
 
Để đối phó hiệu quả với lũ lụt thì việc đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản tạo nhận thức đúng và đầy đủ hơn về hiện tượng lũ lụt dưới tác động của BĐKH là đặc biệt quan trọng, tạo cở sở để có cách tiếp cận đúng và hợp lý trong phòng tránh ở từng vùng, từng khu vực, lưu vực sông, và cũng nhờ đó mới có thể biết cách thu thập các thông tin cần thiết, theo dõi, phán đoán chính xác, kịp thời tình hình, đảm bảo cho thực thi các biện pháp phòng tránh một cách hiệu quả.
 
Thiên tai lũ lụt là vấn đề sống còn đối với phát triển bền vững của toàn xã hội. Chính vì vậy phải xem đây là vấn đề của toàn xã hội, phải xã hội hoá mọi hoạt động phòng tránh thích nghi với tác động của BĐKH đến gia tăng hiểm học lũ lụt, hướng tới giảm, hạn chế lũ lụt, giảm thiệt hại.
 
Đối phó với lũ lụt ở một nước nhiệt đới gió mùa lại chịu tác động mạnh của BĐKH và nước biển dâng như nước ta là một công cuộc lâu dài, to lớn và rất khó khăn đòi hỏi một cách tiếp cận khoa học, có hệ thống và lòng bền bỉ của mỗi chúng ta và toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị.
 
Những vấn đề được tổng kết, đề xuất trong nghiên cứu này chắc chắn sẽ tạo những tham khảo bổ ích cho những nghiên cứu cơ bản có hệ thống sau này để xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh phòng tránh lũ lụt thích ứng với BĐKH nói riêng và thiên tai nói chung ở nước ta.
 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn tổng thể, hiểm họa các thiên tai nêu trên có xu hướng gia tăng khá rõ trong thập kỷ tới so với hiện trạng đã diễn ra trong các thập kỷ gần đây tuy mức độ gia tăng có biểu hiện khác nhau ở mỗi vùng.
 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, còn một số vấn đề trong đánh giá tác động của BĐKH đến mức độ nước biển dâng cao cần được tiếp tục đánh giá cụ thể hơn cho khu vực Miền Trung để tạo căn cứ xây dựng kịch bản nước biển dâng phù hợp cho vùng này.
 
Trên cơ sở kết quả đánh giá bước đầu tác động của biến đổi khí hậu đối với các hiểm họa thiên tai ở các vùng và căn cứ yêu cầu ứng phó, giảm thiệt hại; nghiên cứu đã đánh giá khả năng tác động của hiểm họa thiên tai đến tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải,… cũng như tác động đến xã hội và khả năng thiệt hại ở các vùng lãnh thổ khi xảy ra thiên tai, trong đó nhấn mạnh sự gia tăng số lượng lũ, hạn hán, dẫn tới gia tăng phạm vi và mức độ nguy hiểm đối đối với đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững của Đất nước.
 
Nguồn: Internet
Tin cùng loại