TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » THƯ KIẾN NGHỊ DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN VIII – LẦN IV

THƯ KIẾN NGHỊ DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN VIII – LẦN IV

22:52 | 22/04/2023


KIẾN NGHỊ GÓP Ý CHO DỰ THẢO QUY HOẠCH ĐIỆN VIII – LẦN IV

Hà Nội, Ngày 13 tháng 09 năm 2021

 

Tiếp nối các kiến nghị từ 03 lần trước, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) trân trọng gửi tới Quý cơ quan Kiến nghị lần thứ IV của chúng tôi góp ý cho dự thảo Tờ trình của Bộ Công thương và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (QHĐ VIII).

Chúng tôi mong muốn những ý kiến chuyên môn này sẽ được các cơ quan nghiên cứu xem xét sử dụng trong quá trình đóng góp ý kiến cho dự thảo QHĐ VIII.

Theo dõi suốt tiến trình xây dựng và điều chỉnh QHĐ VIII vừa qua, chúng tôi nhận thấy quá trình lập quy hoạch thu hút sự quan tâm của xã hội. Dự thảo QHĐ VIII được chuẩn bị công phu với nhiều đợt tham vấn, giải trình, chỉnh sửa, lần này có những điểm mới so với bản trình tháng 3 năm 2021 như sau:

Cắt giảm tổng công suất nguồn điện trong cả 2 giai đoạn của thời kỳ quy hoạch;
Tăng cường kiểm soát và giám sát thực hiện Quy hoạch;
Thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo phân tán;
Tập trung cân bằng phụ tải nội vùng để hạn chế truyền tải từ

Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại lớn mà các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được VSEA tập hợp, góp ý trong 03 lần kiến nghị trước đây vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, bản thảo lần này thể hiện “những bước lùi” khi tăng thêm khoảng 3.000MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030, trong khi lộ trình “điện cạnh tranh” chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư chưa thuyết phục. Dự thảo có phần đi ngược lại quan điểm xuyên suốt được xác định trong Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng; kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng”

Việc tập trung các nguồn điện truyền thống này cho lưới điện hiện tại chỉ nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống điện mà làm mất đi cơ hội bắt nhịp và hòa nhập, tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng tiên tiến và phát triển xanh của quốc gia.

VSEA thể hiện tâm huyết, nhất quán với các nội dung góp ý trước đây, đồng thời tiếp tục có những đề xuất kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển mới. Nội dung góp ý lần IV cho bản dự thảo QHĐ VIII như sau:

 


Quy hoạch điện VIII nên kiên định với con đường phát triển năng lượng tái tạo, tránh bị những trở ngại của năng lượng tái tạo vừa qua cản trở định hướng này. Thay vì cắt giảm mạnh nguồn điện sạch từ năng lượng tái tạo (NLTT), tăng nguồn điện than nguy cơ gây ô nhiễm với nhiều hệ lụy, cần ưu tiên chính sách để tạo ra hệ sinh thái cho phát triển năng lượng tái tạo bền vững, với chi phí giá thành ngày càng cạnh tranh. Chỉ khi có “lộ trình điện cạnh tranh rõ ràng” với cơ chế, chính sách đồng bộ, thì ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam mới phát triển, công nghệ hiện đại được áp dụng, doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp các dịch vụ nhiều hơn từ thiết kế, xây lắp, vận chuyển, vận hành, bảo trì v,v… có những đóng góp quan trọng vào chiến lược an ninh năng lượng quốc
Những dự án điện than có tính khả thi thấp, các địa phương không ủng hộ và khó tiếp cận tài chính (tương đương khoảng 16.400 MW) cần được xem xét lại cẩn trọng và tìm các phương án thay thế. Các phương án thay thế mà chúng tôi đề xuất bao gồm: Điện mặt trời nổi kết hợp với các nhà máy thủy điện hiện có, đẩy mạnh khai thác tiềm năng điện gió, điện mặt trời phân tán, phát triển mô hình kết hợp “lợi ích kép – dual use” điện mặt trời, điện gió với nông nghiệp, thủy sản kết hợp thực hiện các chương trình sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng lượng.
Để tạo điều kiện khai thác hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo, QHĐ VIII nên đưa giải pháp khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới điện và xem xét ngay việc nghiên cứu ứng dụng giải pháp pin tích trữ không gây hại môi trường. Công nghệ lưu trữ ngày càng rẻ, cần có chính sách tạo điều kiện kết hợp với nắm bắt công nghệ tiên tiến của thế giới để bộ đôi năng lượng tái tạo và lưu trữ ở quy mô lớn, trung bình, nhỏ tham gia vận hành ngành điện trong tương
Dự thảo QHĐ VIII cần tiếp tục làm rõ 2 vấn đề then chốt, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện là: (1) Bố trí nguồn vốn và định hướng cơ bản phân kỳ vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch (2) Lộ trình tiến tới “thị trường điện cạnh tranh” theo Nghị quyết 55-NQ/TW và lộ trình, tiến độ hoàn thiện lưới truyền tải điện quốc gia, vùng miền thực hiện Quy hoạch.
Cơ sở đề xuất, kiến nghị dựa trên nhận định, phân tích:
Cơ cấu nguồn điện tăng nhiệt điện than, giảm năng lượng tái tạo so với bản thảo tại Tờ trình Điều này trái ngược với mục tiêu, quan điểm và giải trình của Dự thảo và không phản ánh được tinh thần của Nghị quyết 55-NQ/TW, các cam kết quốc tế, phát ngôn của lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, xu hướng chung trên thế giới chuyển dịch năng lượng bền vững từ “nâu” sang “năng lượng xanh, sạch” và thực tiễn tiềm năng to lớn của các nguồn NLTT cần được đầu tư, khai thác.

Xuyên suốt trong Tờ trình và Dự thảo Quyết định đều nhấn mạnh quan điểm, mục tiêu, và định hướng phát triển nguồn điện “giảm điện than, ưu tiên, đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện”, “phát triển nguồn điện phân tán”, “ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời nổi”. Tuy nhiên phần cơ cấu và dự kiến phát triển các nguồn điện không phản ánh điều đó.

So với Dự thảo trước tại tờ trình số 1682/TTr-BCT ngày 26/03/2021, tổng tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống giảm 7688 MW vào năm 2030 và 15046 MW vào năm 2045, nhưng

 


sự cắt giảm công suất chủ yếu diễn ra với năng lượng tái tạo trong khi lại tăng công suất điện than. Cụ thể như sau:

 

Chênh lệch công suất đặt so với Tờ trình 1682/TTr-BCT vào năm 2030 Chênh lệch công suất đặt so với Tờ trình 1682/TTr-BCT vào năm 2045
Nhiệt điện than Tăng thêm 3076 MW Tăng thêm 531 MW
Năng lượng tái tạo Giảm 8170 MW Giảm 16110 MW


Ngoài ra, dự thảo lần này đã tăng công suất thủy điện (2030: 612 MW, 2045: 3305 MW) để bù cho phần giảm của điện gió, mặt trời, và sinh khối, nhờ vậy tăng tính phù hợp với chỉ tiêu của Nghị quyết 55-NQ/TW. Tuy vậy, chỉ có chỉ tiêu năm 2030 đạt, việc giảm mạnh công suất năng lượng tái tạo vào năm 2045 khiến tổng năng lượng tái tạo toàn ngành năng lượng trong kịch bản cơ sở chỉ đạt 71,2 TOE, thấp hơn so với chỉ tiêu cận dưới của Nghị quyết 55-NQ/TW (76 TOE).

Trong cơ cấu công suất nguồn điện năm 2030 và 2045, khác với những quy hoạch trước quy hoạch lần này đưa ra tỷ lệ các nguồn theo một khoảng gồm cận dưới và cận trên thay vì một con số tỷ lệ cụ thể. Ví dụ năm 2030, điện than chiếm 28,3 – 31,2%, năng lượng tái tạo chiếm 24,3 – 25,7%. Tuy nhiên bảng công suất chi tiết các loại nguồn cho thấy với điện than cận trên được lựa chọn (31,2%), trong khi với năng lượng tái tạo lại sử dụng cận dưới (24,3%).

Trong 10 năm chính của Quy hoạch điện VIII (2021-2030), công suất năng lượng tái tạo được phát triển chủ yếu là phần kế thừa của công suất đã phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gần như không phê duyệt thêm mới trong 10 năm tới. Cụ thể như sau:

 

Công suất đã phê duyệt bổ sung vào QHĐ VII điều chỉnh – Năm 2030 (MW) Công suất trong Dự thảo QHĐ VIII – Năm 2030 (MW) Chênh lệch QHĐ VIII so với Bổ sung QHĐ VII điều chỉnh
Điện gió 11860 11820 -40
Điện mặt trời (bao gồm cả ĐMT mái nhà) 23155 18640 -4515

Bảng trên cho thấy mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Dự thảo QHĐ VIII giảm đi so với công suất đã được phê duyệt bổ sung vào QHĐ VII điều chỉnh.

2.              Dự thảo Quy hoạch điện VIII chưa nhìn nhận đúng mức về vai trò của nguồn năng lượng tái tạo vì thế chưa đưa ra các giải pháp hiệu quả để khai thác nguồn năng lượng có chi phí nhiên liệu không đồng này

Phần đánh giá về hiện trạng phát triển nguồn điện toàn quốc của Tờ trình nêu “trong khi các nguồn năng lượng tái tạo có tổng công suất lắp đặt khoảng 17369 MW (chiếm tỷ lệ 25%


công suất lắp đặt hệ thống) nhưng chỉ sản xuất sản lượng điện năng khoảng 4,63% tổng điện năng sản xuất toàn hệ thống”. Cách viết này có thể gây ra nhìn nhận tiêu cực về năng lượng tái tạo. Cần nhận định một cách công bằng rằng do hệ thống lưới không đáp ứng được nên nguồn năng lượng tái tạo phải tiết giảm công suất, dẫn tới sản lượng điện không được như khả năng phát. Ngoài ra việc cắt giảm hiện nay là do quy hoạch về nguồn và lưới đã không được tính toán đúng trong giai đoạn trước đó.

Trong khi đó, lợi ích về tạo việc làm khi phát triển năng lượng tái tạo chưa được đánh giá trong dự thảo quy hoạch điện. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nếu phát triển năng lượng tái tạo thì sẽ tạo ra số lượng việc làm gấp đôi trên cùng 1 công suất so với điện than.1 Tạo việc làm cho người dân trong quá trình phục hồi sau đại dịch là một vấn đề bức thiết. Nếu tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo nhất là các giải pháp phân tán thì có thể góp phần tạo ra nhiều việc làm ở các địa phương và hạn chế vấn đề di dân.

Việc kìm hãm sự phát triển của năng lượng tái tạo trong thời gian tới là giải pháp dễ thực hiện cho nhà vận hành hệ thống điện nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất bởi lẽ:

Thứ nhất, với sự cải tiến nhanh về công nghệ trong thời gian qua, điên mặt trời ở Việt Nam đã cạnh tranh được với giá thành sản xuất điện than vào năm 2021, trong khi đó điện gió được dự báo sẽ cạnh tranh với điện than mới vào năm 2025.2

Thứ hai, các lo ngại hiện nay về việc điện mặt trời phát điện 6-7 tiếng vào ban ngày gây quá tải cục bộ lưới điện sẽ được khắc phục nếu đồng thời áp dụng các nhóm giải pháp:


Bán điện tại chỗ (DPPA) cho các nhà máy (hộ tiêu thụ điện lớn) tại nơi sản xuất điện
Áp dụng công nghệ thông minh (Smart) trong quản lý, điều hành lưới điện
Nâng cấp lưới điện
Cho tư nhân tham gia xây dựng lưới điện như NQ 55 TW đã nêu
Tổ chức đấu thầu công khai minh bach chọn nhà đầu tư điện mặt trời
Vạch lộ trình áp dụng công nghệ mới, chuyển từ công nghệ điện mặt trời quang học hiện nay sang điện mặt trời nhiệt học, cho phép phát điện 24/24.
Phát triển nguồn điện mặt trời phân tán, phục vụ nhu cầu tự dùng tại chỗ.
Phát triển các giải pháp kết hợp giữa các nguồn năng lượng tái tạo: ví dụ như điện mặt trời nổi kết hợp với thủy điện, điện gió kết hợp với điện mặt trời,…
Thúc đẩy các giải pháp tích hợp giữa nguồn năng lượng tái tạo với các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo kết hợp với nông nghiệp3, giao thông.
Nghiên cứu thiết bị lưu trữ điện giá rẻ và không ảnh hưởng môi trường


Sự phát triển vượt bậc của công nghệ tích trữ trong thời gian qua là giải pháp cho vấn đề năng lượng tái tạo không ổn định. Theo NREL, giá pin tích trữ giảm rất nhanh, từ 2010 đến 2020 giảm khoảng 80%. Giá tích trữ điện bằng pin hiện nay ở mức khoảng từ 10,8 đến 14

 

2 Bloomberg New Energy Finance, 1H 2021 Levelized Cost Of Electricity report.1 Năm 2019, GreenID đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Bền vững Tiên tiến (IASS) thực hiện nghiên cứu Những kĩ năng và tiềm năng tạo việc làm trong tương lai từ năng lượng tái tạo ở Việt Nam, (COBENIFIT 2019)

3 Mô hình thí điểm kết hợp điện mặt trời với sản xuất nông nghiệp sạch ở An Giang: https://www.youtube.com/watch?v=M4hkgnd4Kt8&t=2s

 


cent/kWh4, rẻ hơn cả giá tích trữ bằng thủy điện tích năng, khoảng 20 cent/kWh. Dự báo đến năm 2030, giảm còn khoảng 55% và đến năm 2050 chỉ còn khoảng 40% so với hiện nay5. Hiện tại Dự thảo chưa xem xét tới công nghệ này trong giai đoạn 2021-2030, và đưa vào một số lượng nhỏ sau 2030. Điều này sẽ khiến Việt Nam tụt lại ở phía sau so với thế giới về phát triển năng lượng tái tạo.

 


Thứ ba, xử lý môi trường sau dự án là không đáng ngại vì các nhà khoa học đã tính toán hầu hết các nguyên vật liệu của tấm “pin” quang học hiện nay có thể tái chế chứ nó không gây ô nhiễm như acqui hay pin thông thường vì hàm lượng chì quá lớn. Tấm pin quang học không có thành phần này. Tuy nhiên để đảm bảo phát triển bền vững, Nhà nước cần sớm nghiên cứu để có chính sách cơ chế phù hợp liên quan tới thu nhận và xử lý rác thải từ tấm pin mặt trời ngay từ bây giờ. Nhìn ở góc độ kinh tế tuần hoàn thì đây có thể trở thành cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp tái chế tấm quang điện trong tương lai.6 Tận dụng tài nguyên sẵn có sẽ giúp ta chủ động phát triển kinh tế giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu điện hiện nay.

 


3.              Dự thảo vẫn đặt cược vào điện than trong vòng 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), và tiếp tục kéo dài sự phát triển này sang giai đoạn 2035-2045. Đây là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi.

Trong 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), nhiệt điện than vẫn tiếp tục tăng mạnh, khoảng 22000 MW từ nay tới 2030, đưa tổng công suất điện than năm 2030 lên gần gấp đôi so với mức hiện có vào năm 2020. Giai đoạn 2030 – 2045 điện than dự kiến tăng thêm khoảng 8000 MW nữa. Chúng tôi cho rằng tính khả thi của những dự án này cần được đánh giá lại dựa trên khả năng tiếp cận vốn trong thực tế, quá trình phát triển những dự án này trong quá khứ và những thay đổi lớn gần đây của ngành than.

Trong thư kiến nghị lần 3 của VSEA gửi tới Bộ Công thương (31/05/2021), chúng tôi đã chỉ ra Hàn Quốc7 và Nhật Bản8, hai trong số ba quốc gia còn lại đầu tư cho nhiệt điện than ở Việt Nam đã chính thức tuyên bố dừng cấp vốn cho các dự án điện than mới.9 Gần đây nhất ngày 15/07/2021, Bộ Thương mại và Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc đã ban hành Hướng dẫn về đầu tư xanh trong đầu tư và hợp tác quốc tế của quốc gia này. Trong đó phần yêu cầu chung đã nêu bật triết lý phát triển mới của Trung Quốc trong thời gian tới là “bảo vệ nghiêm ngặt môi trường sinh thái, và kiểm soát một cách hiệu quả lượng khí thải carbon, từ đó thể hiện vai trò lãnh đạo xanh của Trung Quốc, xây dựng một thế giới sạch và đẹp hơn, cũng như phục vụ việc tạo ra một mô hình phát triển mới”. Một trong những nội dung của phần

 

 


4 Utility-scale battaries. Innovation lanscape brief. https://www.irena.org/-

/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2019/Sep/IRENA_Utility-scale-batteries_2019.pdf

5 IRENA. Cost Projections for Utility-Scale Battery Storage: 2020 Update

6 GreenID. Quản lý và tái chế tấm pin mặt trời khi hết hạn sử dụng. http://greenidvietnam.org.vn/quan-ly-va-tai- che-tam-pin-mat-troi-khi-het-han-su-dung.html

7 Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dừng cấp tài chính cho các dự án điện than tại Hội Nghị Thượng đỉnh Khí hậu: South Korea ends aid for coal plants overseas - France 24

8 https://www.reuters.com/business/energy/g7-countries-agree-stop-funding-coal-fired-power-2021-05-21/

9 Tuyên bố được đưa ra trong hai sự kiện quốc tế quan trọng là Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu diễn ra vào ngày 22/4 và cuộc họp cấp Bộ trường Môi trường và Khí hậu của nhóm các nước G7 diễn ra vào 21/5.


nhiệm vụ chính là khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hướng đầu tư xanh ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Như vậy 3 nguồn tài chính lớn cho điện than ở Việt Nam đều đã đóng lại. Câu hỏi lớn đặt ra là Việt Nam sẽ tiếp cận nguồn tài chính nào để phát triển điện than?

Nếu đánh giá tính khả thi của dự án từ góc nhìn tiếp cận vốn, cần phân loại rõ 30000 MW điện than dự kiến phát triển từ nay tới 2045 vào các nhóm sau:

 

Số dự án Công          suất (MW) Giai đoạn vận hành dự kiến
Đã thu xếp được vốn và đang xây dựng 10 Khoảng 10800 2021-2025
Đã ký hợp đồng BOT nhưng chưa thu xếp được vốn 2 Khoảng 3200 2025-2030
Đang ở bước đàm phán, chưa ký kết và chưa huy động được vốn 15 Khoảng 16400

2026 -2030 và

2030 - 2035


Từ những thay đổi như phân tích ở trên, chúng tôi nhận định 16400 MW điện than đang ở bước đàm phán, chưa ký kết sẽ không khả thi để tiếp cận nguồn vốn. Chúng tôi kiến nghị loại bỏ 14 dự án ra khỏi Quy hoạch điện VIII.

Nhóm dự án đã ký hợp đồng BOT nhưng chưa thu xếp được vốn gồm 2 dự án, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2025-2030. Nhóm dự án này có rủi ro tiếp tục chậm tiến độ so với thời gian đưa ra trong quy hoạch.

Trong số 30000 MW điện than dự kiến phát triển từ nay tới 2045, đa số đã được đưa vào từ Quy hoạch điện VII, nhưng chậm triển khai nên đã đẩy lùi thời gian vận hành trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, và nay lại tiếp tục đẩy lùi thời gian vận hành trong Quy hoạch điện

VIII. Thống kê của chúng tôi về tình trạng này như sau:

 


Tiến độ công suất điện than trong QHĐ VIII so với QHĐ VII Số dự án (công suất)
Giữ tiến độ 2 dự án (khoảng 3200 MW)
Lùi tiến độ <5 năm 5 dự án (khoảng 6300 MW)
Lùi tiến độ từ 5 – 10 năm 12 dự án (khoảng 15800 MW)
Lùi tiến độ trên 10 năm 2 dự án (khoảng 2000 MW)
Bổ sung vào QHĐ VII điều chỉnh và QHĐ VIII 4 dự án (khoảng 3000 MW)

Tình trạng dự án treo từ quy hoạch này sang quy hoạch khác như thế này là một sự lãng phí về nguồn lực của địa phương, và kìm hãm sự phát triển kinh tế của người dân, gây ra nhiều


bức xúc trong đời sống của người dân địa phương. Nếu những dự án không khả thi tiếp tục được đưa vào quy hoạch mà không thể tiếp cận được nguồn vốn không chỉ ảnh hưởng tới an ninh năng lượng mà còn kéo lùi sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước.

Bên cạnh đó, sự biến động của giá than trong thời gian qua cảnh báo rủi ro rất lớn về hệ lụy kinh tế nếu tiếp tục phát triển điện than. Giá than hiện được dự báo trong dự thảo như sau:

Đơn vị: USD/tấn

 

2020 2025 2030 2035 2040 2045
70.0 75.0 75.0 80.0 81.0 82.0

 

Thực tế giá than 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay đã tăng lên 159,7 USD/tấn có nghĩa là tăng 150%,10 gấp hơn 100 lần so với tốc độ dự báo trong Quy hoạch điện VIII. Với giá than 80USD/tấn, giá điện quy dẫn (LCOE) ước tính khoảng 6 UScent/kWh đến 7 UScent/kWh. Với giá than tăng lên 150 đến 160 USD/tấn như hiện nay, LCOE khoảng từ 10 đến 11 UScent/kWh, đắt hơn điện gió ngoài khơi theo FIT là 9,8 UScent/kWh. Nếu tính cả chi phí ngoại biên (chi phí môi trường sức khỏe) giá sản xuất điện than có thể tăng thêm 5 UScent/kWh nữa, tương đương 15-16UScent/kWh. Như vậy, giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng giá FIT. Khi sản lượng điện than chiếm gần 50% tổng sản lượng hệ thống điện, với xu thế biến động tăng giá như vừa qua sẽ tạo nên áp lực lớn đối với ngành điện và làm tăng giá điện.

4.              Dự thảo không phản ánh được nguyện vọng của các bên liên quan bao gồm người dân, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học độc lập, đối tác phát triển…

Ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo, không phát triển thêm điện than mới là nguyện vọng của người dân và chính quyền ở nhiều địa phương. Việc từ chối tiếp nhận, để xuất dừng dự án hoặc chuyển đổi nhiên liệu của một loạt địa phương trong thời gian qua như Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh đã cho thấy rõ sự không ủng hộ điện than. Tuy nhiên, các dự án nhiệt điện ở Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn nằm trong dự thảo quy hoạch lần này.

Đối với khối doanh nghiệp, cơ chế ưu đãi đã giúp thị trường điện mặt trời ở Việt Nam phát triển bùng nổ từ con số 0 lên khoảng 17.000MW trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, với dự thảo như hiện tại thì ngành điện mặt trời ở Việt Nam vừa mới khởi sắc đã lập tức bị bóp nghẹt. Quy hoạch chỉ phát triển 2000 MW điện mặt trời trong vòng 10 năm tới (tương ứng 200MW/năm) sẽ thu hẹp thị trường khiến hàng loạt doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam trong lĩnh vực này chết yểu. Doanh nghiệp tư nhân nào có thể đủ sức chờ đợi để đầu tư lại vào điện mặt trời sau 10 năm nữa?

Các tổ chức khoa học độc lập và nhiều đối tác phát triển đã nỗ lực đóng góp trí tuệ và nguồn lực để hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh năng lượng tái tạo, dừng phát triển điện than

 


10 https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/gia-than-va-dau-tang-evn-keu-chi-phi-mua-dien-doi-hon-16600-ti- dong-1439273.html

 


mới. Nhưng Dự thảo hiện tại rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng điện than mới cho tới tận 2035, trong khi nhiều quốc gia đang chuyển dịch nhanh sang phát thải ít các bon. Ví dụ như Indonesia dù là nước xuất khẩu than nhưng đã cam kết sau 2023 sẽ không xây dựng thêm nhà máy điện than mới.

 


Tiếp tục phát triển thêm điện than đồng nghĩa với tăng nguy cơ và rủi ro cho sức khỏe cộng đồng vì đây là nguồn điện phát thải các chất gây ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa ô nhiễm không khí với gia tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc Covid-19.11

Trên đây là một số ý kiến đóng góp và đề xuất của chúng tôi đối với dự thảo Quy hoạch điện VIII. Chúng tôi hy vọng rằng những ý kiến này sẽ hữu ích và được các cơ quan ra quyết định công tâm xem xét để bản Quy hoạch được phê duyệt phản ánh nguyện vọng của người dân và theo đúng yêu cầu “xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch” đã nêu trong Nghị quyết 55-NQ/TW cũng như phát ngôn gần đây của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong chuyến thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu và Vương quốc Bỉ ngày 09/09/2021 vừa qua.


Thông tin liên hệ:

Văn phòng Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA)

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID)

Địa chỉ liên hệ gửi về: Nhà C1X3, ngõ 6 Trần Hữu Dực, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Chị Nguyễn Thị Hằng – Điều phối VSEA

Điện thoại: 098 4649 567 | Email: nthang@greenidvietnam.org.vn

Nguồn: Greenid

Tin cùng loại