TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » VAFIE kiến nghị phát triển NL TT

VAFIE kiến nghị phát triển NL TT

21:30 | 23/04/2023
VAFIE kiến nghị nhiều cơ chế, chính sách đối với năng lượng tái tạo

Nhàđầutư

VAFIE kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để ban hành sớm cơ chế đấu thầu, trong đó không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, mà còn cả an ninh quốc gia, khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước, lựa chọn một số dự án năng lượng tái tạo (NLTT) phù hợp đối với đầu tư nước ngoài.

THANH TRẦN

03, Tháng 01, 2022 | 07:21
ndt--nagn-luong-dien-gio-0947

VAFIE kiến nghị nhiều cơ chế, chính sách đối với năng lượng tái tạo.  Ảnh: Internet.

Ngày 22/12/2021, Tạp chí Nhà đầu tư thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Tọa đàm về chủ đề "Tháo gỡ điểm nghẽn phát triển năng lượng tái tạo" với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo một số hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Chính sách phát triển năng lượng tái tạo: Cần cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tưChính sách phát triển năng lượng tái tạo: Cần cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư

Vốn đầu tư là câu chuyện muôn thuở đối với các quốc gia. Vấn đề là cách tiếp cận làm thế nào để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài khá dồi dào. Chính ngành điện nước ta đã có câu trả lời cho vấn đề này.

Từ khi Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư thì đã xảy ra "cơn sốt" dự án điện mặt trời, điện gió đến mức mà Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia coi là hiện tượng "chưa từng có trong lịch sử 65 năm ngành điện" khi đón nhận gần một trăm nguồn điện vào hệ thống chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Theo WB, thị trường điện cạnh tranh đem lại lợi ích cho tất cả các bên, giải quyết được bài toán về giá điện minh bạch, hiệu quả; tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả; tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch.

Khi nhà nước đã có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài thì sẽ giải quyết được bài toán về vốn đầu tư. Tuy vậy, vẫn có điểm nghẽn là tín dụng cho các dự án NLTT.

Theo đại diện của MB thì các ngân hàng đang gặp phải nhiều khó khăn khi thẩm định dự án do vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, thời gian thu hồi vốn dài làm cho ngân hàng thương mại khó cân đối vốn vay vì vốn của ngân hàng phần lớn là tiền gửi, gây rủi ro lớn cho ngân hàng.

Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại tiến hành các khoản tín dụng dự án NLTT.

Vấn đề đấu thầu

Một số chuyên gia băn khoăn về cơ chế đấu thầu trong Quy hoạch điện VIII khi các quy định về đấu thầu chưa hoàn chỉnh cả về pháp lý lẫn kỹ thuật công nghệ. Các chỉ tiêu thông số đầu vào của dự án nguồn điện đưa ra đấu thầu rất cần được cụ thể hóa về quy mô, công nghệ, vị trí và chế độ huy động công suất năng lượng và giá mua điện. Đây là bài toán phức tạp chưa có lời giải chuẩn xác trong bối cảnh ngành điện Việt Nam đang hướng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

VAFIE kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để ban hành sớm cơ chế đấu thầu, trong đó không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, mà còn cả an ninh quốc gia, khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước, lựa chọn một số dự án NLTT đối với đầu tư nước ngoài tại những địa phương không gây tổn hại cho an ninh và quốc phòng.

Vấn đề chuyển nhượng dự án

Trong thời gian qua có không ít nhà đầu tư trong nước liên kết với "nhóm lợi ích" chạy quy hoạch mặc dù có ít tiềm năng về vốn đầu tư nhưng đã được chính quyền địa phương cấp phép dự án NLTT; sau đó đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài để trục lợi do thuế chuyển nhượng rất thấp vì được áp dụng thuế suất đối với trường hợp mua cổ phần; trong đó có những dự án có thể gây ảnh hưởng đến an ninh và quốc phòng.

VAFIE kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát đánh giá việc chuyển nhượng các dự án NLTT trong thời gian qua, đánh giá mặt tích cực, tiêu cực và điều chỉnh các quy định pháp lý nhằm khắc phục mặt tiêu cực trong chuyển nhượng dự án.

Vấn đề thị trường điện cạnh tranh

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, thị trường điện của Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 đến hết năm 2014 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 2015-2021 thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Cấp độ 3 từ 2021 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Mỗi cấp độ được thực hiện theo hai giai đoạn: Thí điểm và hoàn chỉnh.

Chủ trương phát triển thị trường điện cạnh tranh của Việt Nam là một yêu cầu tất yếu khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Việc hình thành các cấp độ của thị trường điện Việt Nam phù hợp với xu thế chung về quản lý công nghiệp điện năng thế giới, nhưng mang đặc trưng của nước ta là triển khai từng bước thận trọng; mỗi cấp độ bao gồm giai đoạn thí điểm và giai đoạn hoàn chỉnh.

Ngày 9/6/2020 Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Ngày 7/8, Bộ Công Thương đã phê duyệt đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 đến hết năm 2021 là giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn 2 từ 2022 đến 2024 cho phép khách hàng được mua điện trên thị trường điện giao ngay; giai đoạn 3 từ sau năm 2024 cho phép khách hàng được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện.

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là mô hình khuyến khích cạnh tranh trong phát điện; tuy vậy chỉ có một người mua duy nhất là công ty mua bán điện đại diện của EVN mua tất cả điện năng từ các đơn vị phát điện và bán cho các công ty phân phối với giá bán buôn. Các công ty phân phối bán điện cho khách hàng dựa trên giá bán lẻ, nên vẫn chưa hình thành được một thị trường điện cạnh tranh đích thực.

Điểm nghẽn lớn nhất đối với NLTT hiện nay là tinh trạng độc quyền của EVN, do đó vào thời điểm sắp chuyển sang 2022, mong EVN chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vận hành có hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để người dân và doanh nghiệp được lựa chọn công ty cung ứng điện có chất lượng phục vụ tốt và giá cả cạnh tranh.

Nhìn vào những ngành khác như viễn thông, do phá vỡ độc quyền đã giúp Việt Nam có tên trong bản đồ viễn thông thế giới, thì ngành điện có thể vận dụng những bài học thành công của viễn thông để tiếp cận có hiệu quả hơn cơ chế thị trường..

  1. Trên đây là một số kiến nghị của VAFIE đối với phát triển NLTT gửi Chính phủ, Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban kinh tế Quốc hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Công Thương.

 

Tin cùng loại