TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Tin tức » TCBC_Nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở Việt Nam sắp kết thúc với tuyên bố của Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí Hậu

TCBC_Nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở Việt Nam sắp kết thúc với tuyên bố của Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí Hậu

16:59 | 22/04/2023
Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo về khí hậu, Tổng thống Moon đã tuyên bố Hàn Quốc dừng đầu tư vào điện than ở nước ngoài, đặt ra yêu cầu cần xem xét lại kế hoạch mở rộng các dự án điện than hiện tại ở Việt Nam.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở Việt Nam sắp kết thúc với tuyên bố của Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí Hậu

Tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo về khí hậu, Tổng thống Moon đã tuyên bố Hàn Quốc dừng đầu tư vào điện than ở nước ngoài, đặt ra yêu cầu cần xem xét lại kế hoạch mở rộng các dự án điện than hiện tại ở Việt Nam

Ngày 22 tháng 4 năm 2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo về Khí hậu, Hàn Quốc - một trong những quốc gia cấp nhiều tài chính nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam, đã tuyên bố chính thức chấm dứt đầu tư công đối với các dự án điện than ở nước ngoài.

Cùng với Trung Quốc, và Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những nguồn cấp tài chính lớn nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam. Gần đây nhất, các công ty nhà nước của Hàn Quốc trong đó có Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã đầu tư 189 triệu USD vào 40% cổ phần của dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 ở tỉnh Hà Tĩnh, với đơn vị cho vay là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc. Quyết định này đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích của cộng đồng quốc tế bởi nó đi ngược lại với Chính sách Kinh tế Xanh mới của quốc gia Nam Á này.

Bình luận về đầu tư của Hàn Quốc vào điện than ở nước ngoài, Sejong Youn, Giám đốc Tài chính Khí hậu của tổ chức phi chính phủ Giải pháp cho Khí hậu của chúng ta có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết: “Tuyên bố chấm dứt đầu tư vào điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu cho thấy nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở Châu Á sắp kết thúc. Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại kế hoạch phát triển điện than bởi các dự án điện than ngày càng kém khả thi về tài chính. Riêng với dự án nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án này hiện mới đang ở giai đoạn sơ khởi, vì vậy chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam nên cùng bắt tay để chuyển đổi dự án này sang dự án năng lượng tái tạo. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu.”

Quyết định rời khỏi thị trường đầu tư vào điện than của Hàn Quốc dự kiến sẽ có tác động tới phát thải trong nước và các dự án điện than ở Việt Nam, Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh nhận định: "Tuyên bố dừng cung cấp tài chính cho các dự án điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu mạnh mẽ đối với các quốc gia nhận nguồn vốn như Việt Nam để thay đổi kế hoạch mở rộng các dự án điện than hiện tại. Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc đưa ra cam kết gắn với Thỏa thuận Paris đồng thời khuyến khích Hàn Quốc tăng hỗ trợ tài chính cho chuyển dịch sang năng lượng sạch ở Việt Nam.”

Nhật Bản cũng đang bị chỉ trích vì cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án điện than ở Indonesia và Việt Nam thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Vào tháng 7 năm 2020, Nhật Bản đã thắt chặt các điều kiện cho vay đối với các dự án điện than ở nước ngoài, chấp nhận chỉ cho vay các dự án ở các quốc gia có kế hoạch giảm phát thải hoặc không có giải pháp thay thế khả thi.

Thủ tướng Suga đã tuyên bố tăng mục tiêu NDC của Nhật Bản đến năm 2030 giảm phát thải 46%-50% so với mức 2013. Tuy nhiên chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra cam kết dừng cấp tài chính cho điện than ở nước ngoài. Yuki Tanabe, Điều phối Chương trình của Trung tâm Môi trường và Xã hội Bền vững của Nhật Bản cho rằng “Nhật Bản cần cam kết dừng cấp tài chính cho tất cả các dự án điện than ở nước ngoài.”

Theo tổ chức Giải pháp cho Khí hậu của chúng ta, Hàn Quốc đã cung cấp nguồn tài chính xấp xỉ 10 tỷ đô cho các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài trong giai đoạn từ 2008 đến 2018, bao gồm các dự án Mông Dương 2, Long Phú 1, Vĩnh Tân 4, Sông Hậu và Nghi Sơn 2. Mặc dù nghiên cứu tiền khả thi của Viện Phát triển Hàn Quốc cho thấy dự án Vũng Áng 2 khiến Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) thua lỗ 84 triệu đô la Mỹ, tập đoàn này vẫn quyết định đầu tư cho dự án vào ngày 5/10/2020. Trước sức ép chỉ trích của các nhà đầu tư và các nhà hoạt động vì khí hậu, vào ngày 28/10/2020, KEPCO đã chính thức tuyên bố sẽ dừng đầu tư vào các dự án điện than ở nước ngoài sau dự án Vũng Áng 2 tại Việt Nam.
 
Quốc gia  Tên dự án Năm  Tổ chức tài chính Số tiền (Triệu USD) Nhà đầu tư Hàn Quốc 
Việt Nam Mông Dương 1 2013 KEXIM 510 Hyundai
Mông Dương 2 2011 KEXIM 589 Posco, Doosan
KSURE 839
Thái Bình 2 2013 KEXIM 600 Daelim
Vĩnh Tân 4 2014 KEXIM 455 Doosan
KSURE 455  
Vĩnh Tân 4 mở rộng 2016 KSURE 341 Doosan
Sông Hậu 2016 KEXIM 480 Doosan
KSURE 518
Nghi Sơn 2 2018 KEXIM 935 KEPCO, Doosan
Vũng Áng 2 2020 KEXIM 671 KEPCO, Doosan, Samsung

Những dự án này đã trở thành tâm điểm chỉ trích của quốc tế không chỉ từ những nhà hoạt động trong lĩnh vực khí hậu, bao gồm cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, cựu Tổng thư kí UNFCCC Christina Figueres, và Nigel Toppings, mà còn cả các nhà đầu tư như BlackRock và APG.

Việt Nam đang là một trong những quốc gia phát triển điện than nhanh nhất. Kể từ năm 2015, hơn một nửa công suất hiện tại (10,7 GW) đã được bổ sung. Tổng công suất điện than hiện tại là 20,4 GW, chiếm khoảng 30% cơ cấu nguồn điện. Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, sẽ có gần 17 GW điện than được bổ sung. Dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 với công suất 1,2 GW, nếu được xây dựng, dự kiến ​​sẽ phát thải 6,6 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm, và lên tới 200 triệu tấn trong vòng đời hoạt động 30 năm.

Trước xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ nhiệt điện than sang năng lượng sạch trên thế giới, kế hoạch phát triển mở rộng nhiệt điện than ở Việt Nam đang vấp phải nhiều chỉ trích vì đi ngược lại với kế hoạch giảm lượng phát thải các bon của Việt Nam nhằm thực hiện cam kết đạt mục tiêu giảm phát thải 9% vào năm 2030 so với kịch bản thông thường.

Nguồn: Greenid

 

Tin cùng loại