Hàng ngày, chỉ tính riêng 3 bữa ăn chính, mỗi người sẽ dùng ít nhất 3 hộp xốp chưa kể túi nilon lúc có lúc không.

Như vậy, một phép tính đơn giản về số lượng hộp xốp sử dụng F0 và F1 trong 21 ngày tại TP HCM thôi sẽ có 10.324 F1 × 3 hộp/ngày × 21 ngày = 650.412 hộp xốp; 572 F0 × 3 hộp/ngày × 21 ngày = 36.036 hộp xốp.

Cảnh báo về môi trường sau đại dịch - Ảnh 1.

Sự bùng nổ của các ứng dụng giao thức ăn nhanh làm gia tăng đáng kể lượng rác nhựa sử dụng 1 lần. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong con số tôi tính còn chưa kể nhân viên y tế, an ninh, dịch vụ khác cũng như F2 đang cách ly tại nhà vẫn đặt thức ăn giao tận nơi. Còn trên cả nước, thì đây là con số khủng khiếp khi thống kê về rác thải nhựa, hộp xốp. Cần cảnh báo về môi trường sau đại dịch.

Cảnh báo về môi trường sau đại dịch - Ảnh 2.

Khay giấy bạc vừa có thể tái chế giúp bảo vệ môi trường vừa giữ ấm thức ăn lâu hơn (ảnh: Nguyễn Minh Thanh)

Chi phí cao hơn khi sử dụng khay thức ăn làm bằng giấy bạc thay cho hộp xốp nhưng có thể giải quyết phần nào chất thải sinh hoạt nguy hiểm như hộp giấy, cũng như sản phẩm thức ăn nóng được chứa đựng trong hộp xốp. Tôi ủng hộ việc sử dụng khay giấy bạc đựng thức ăn chi hết các khu cách ly và bệnh viện một cách thường xuyên hơn, nhằm bảo vệ môi trường và giảm nguy cơ độc hại từ hộp xốp.

Việc người dân cùng chi trả chi phí ăn uống trong khu cách ly là việc bất đắc dĩ nhưng phần nào đó giảm đi gánh nặng ngân sách nhà nước. Công dân và Nhà nước cùng san sẻ chi phí trong việc chống dịch cũng là một chính sách phù hợp lúc này. Những khó khăn trong đại dịch phức tạp hơn nhiều so với những gì tôi cảm nhận được khi chưa đi điều trị Covid, có rất nhiều quy trình phức tạp tốn kém cả về tài chính và con người. Mong rằng, mỗi người dân chúng ta chia sẻ khó khăn chung và đồng lòng với Nhà nước để nhanh chóng khống chế và dập dịch.

Nguồn: NLĐ