Quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, ngày 27 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Thời gian thực hiện đề án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2011 đến năm 2015; giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020. Đối tượng của Đề án là các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập trung ưu tiên cho phát triển văn hóa các dân tộc rất ít người, các dân tộc không có điều kiện tự bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình trên địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, những vùng phải di dời để phát triển kinh tế, vùng có nguy cơ bị mai một bản sắc văn hóa, vùng dân tộc trọng điểm (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ).
Mục tiêu tổng quát của Đề án này là huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để thực sự hóa nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình; bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, hải đảo, khu vực tái định cư của các thủy điện)…; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc, tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy dộng mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt các địa bàn trọng điểm: vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 1 (2011 đến 2015) với kinh phí thực hiện là 1.030,7 tỷ đ?ng cho 6 m?c ti?u (xin kh?ng n?u chi ti?t ra ??y). T?i vinh d? ???c tham gia ?i?n d? v? vi?t 8 chuy?n ?? cho B? V?n h?a - Th? thao v? Du l?ch. ?? l?: L? h?i c?u m?a ??nh T?n Tr?o (Tuy?n Quang); L? h?i l?ng th?ng ? H?ng V? (L?ng S?n); L? h?i N?ng Hai (N?ng Tr?ng) ? th?n Th? C?o, x? Ch? Minh, huy?n Tr?ng ??nh (L?ng S?n); L? h?i l?ng ??ng M? (Chi L?ng - L?ng S?n); L? sinh nh?t c?a ng??i N?ng F?n Sl?nh ? L?ng S?n; L??n c?i ? huy?n ??nh H?a (Th?i Nguy?n); ??m c??i truy?n th?ng c?a ng??i S?n Ch? ? Na Mao (??i T? - Th?i Nguy?n); ??m c??i truy?n th?ng c?a ng??i L? L???en ? B?o L?c (Cao B?ng).
8 ??a ph??ng tr?n ch? l? m?c ti?u nh? trong 6 m?c ti?u l?n c?a giai ?o?n 1.
C?n giai ?o?n 2 (2016 - 2020) v?i kinh ph? g?n b?ng ? s? ti?n giai ?o?n 1. Ngh?a l? ch? c? 481,3 t? ??ng, c?ng v?i 6 m?c ti?u. Trong b?i vi?t n?y t?i ch? xin ?? c?p ??n m?c ti?u th? nh?t c?a ?? ?n, ?? l? ?c? b?n ??a c?c d?n t?c thi?u s? ?t ng??i (c? s? d?n d??i 10.000 ng??i) ra kh?i t?nh tr?ng c?n b?o v? kh?n c?p v? v?n h?a?. Theo m?c ti?u n?y, c?c d?n t?c c? s? d?n d??i 10.000 ng??i l?: Si La, Pu P?o, R?-m?m, Br?u, ? ?u, P? Th?n, C? Lao, L? L?, M?ng, L?, C?ng, B? Y, Ch?t, Ng?i, La Ha, La H?. 16 d?n t?c n?y ch? y?u sinh s?ng c? tr? t?i c?c t?nh S?n La, ?i?n Bi?n, Lai Ch?u, L?o Cai, H? Giang, Cao B?ng, Ngh? An, Kon Tum. Trong s? 16 d?n t?c v?a n?u tr?n th? c? t?i 5 d?n t?c c? d?n s? d??i 1.000 ng??i l? Si La (840 ng??i) ? Lai Ch?u, Pu P?o (706 ng??i) ? H? Giang, R?-m?m (352 ng??i) v? Br?u (313 ng??i) ? Kon Tum, ? ?u (301 ng??i) ? Ngh? An.ồng cho 6 mục tiêu (xin không nêu chi tiết ra đây). Tôi vinh dự được tham gia điền dã và viết 8 chuyên đề cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Đó là: Lễ hội cầu mùa Đình Tân Trào (Tuyên Quang); Lễ hội lồng thồng ở Háng Ví (Lạng Sơn); Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng) ở thôn Thà Cạo, xã Chí Minh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn); Lễ hội làng Đông Mồ (Chi Lăng - Lạng Sơn); Lễ sinh nhật của người Nùng Fàn Slình ở Lạng Sơn; Lượn cọi ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên); Đám cưới truyền thống của người Sán Chí ở Na Mao (Đại Từ - Thái Nguyên); Đám cưới truyền thống của người Lô Lô Đen ở Bảo Lạc (Cao Bằng).
8 địa phương trên chỉ là mục tiêu nhỏ trong 6 mục tiêu lớn của giai đoạn 1.
Còn giai đoạn 2 (2016 - 2020) với kinh phí gần bằng ½ số tiền giai đoạn 1. Nghĩa là chỉ có 481,3 tỷ đồng, cũng với 6 mục tiêu. Trong bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến mục tiêu thứ nhất của đề án, đó là “cơ bản đưa các dân tộc thiểu số ít người (có số dân dưới 10.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về văn hóa”. Theo mục tiêu này, các dân tộc có số dân dưới 10.000 người là: Si La, Pu Péo, Rơ-măm, Brâu, Ơ Đu, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Mảng, Lự, Cống, Bố Y, Chứt, Ngái, La Ha, La Hủ. 16 dân tộc này chủ yếu sinh sống cư trú tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Kon Tum. Trong số 16 dân tộc vừa nêu trên thì có tới 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người là Si La (840 người) ở Lai Châu, Pu Péo (706 người) ở Hà Giang, Rơ-măm (352 người) và Brâu (313 người) ở Kon Tum, Ơ Đu (301 người) ở Nghệ An.
Với 16 dân tộc nêu trên dân tộc nào cũng có một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng nhưng chưa được bảo tồn, phát huy đúng mức và đang đứng trước nguy cơ mai một cao, mất hẳn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy dân tộc Phù Lá có số dân dưới 10.000 người (9.046 người) mà không thấy Đề án nêu danh?
Trước thực trạng trên, ngày mồng 6 tháng 8 năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức một cuộc hội nghị tại Hà Nội với hơn 50 già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín của 16 dân tộc để cùng tìm ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với dân tộc mình trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc một cách hiệu quả nhất.
Đó là thực trạng của 16 dân tộc được đề cập trong vùng dự án, còn thực trạng văn hóa truyền thống các dân tộc có dân số trên 10.000 người thì sao? Có cần bảo tồn và phát huy không? Tôi xin lấy 2 dân tộc Tày và Nùng làm ví dụ.
Với dân tộc Tày, lâu nay các nhà nghiên cứu chỉ chú ý nghiên cứu, sưu tầm truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, phong slư, lượn nhưng còn một thứ văn hóa vừa mang tính tâm linh, vừa mang tính dân gian, vừa mang tính văn học lại ít được giới thiệu, nghiên cứu. Đó là các bài “lượn” trong đám ma như: Thán tâng, Hồi tâng, Thập ngoạt hoài thai, Mại xa, Đối môn… Các bài “lượn” của các bà Then, Pựt hành nghề trong lễ giải hạn, cấp sắc… (gần đây mới được các nhà nghiên cứu, sưu tầm giới thiệu). Ví dụ về các bài “lượn” trong đám ma Tày thể hiện sự tiếc thương vô hạn và chia tay tiễn biệt người chết về cõi tiên:
- Xỉnh hồn vong mà nẳng bưởng đông
Tẻ chin va hương xông vằn này…
- Xỉnh hồn vong mà nẳng bưởng tây
Cỏi chin mọi thức đây tẩư thẻ…
- Xỉnh hồn vong mà nẳng bưởng nam
Tẻ chin bôm cắp bàn mọi slức…
- Xỉnh hồn vong mà nẳng bưởng bắc
Tẻ chin khẩu chin phjắc đo xây…
Lục lan téng bâm đây sle thả
Hẩư slấy mà loọng cạ thâng vong
Đảy nhìn vả slắng thâng vả tốc
Mà chin bôm đuổi lục đuổi lan
Thôi đoạn khửn thiên nhan chầu pửt…
- (Thỉnh cầu hồn vong đến ngồi bên hướng đông
Để ăn hoa, ăn hương thêm ngào ngạt hôm nay...
- Thỉnh cầu hồn vong đến ngồi bên hướng tây
Để thưởng thức đủ món ăn dưới trần thế…
- Thỉnh cầu hồn vong đến ngồi bên hướng nam
Để ngồi vào mâm bàn đã bày biện đủ mọi thứ…
- Thỉnh cầu hồn vọng đến ngồi bên hướng bắc
Để ăn cơm cùng các loại thức ăn đủ đầy…
Con cháu bày mâm đẹp và ngon để đ?i
ợi
Mời thầy đến nhà, rồi nhờ thầy tới gọi vong
Lởi gửi cho vong nửa nghe được, nửa rơi dọc đường
Đến đây ngồi vào mâm ăn cùng con cùng cháu
Ăn xong rồi sẽ lên trên trời hầu thượng đế…)
Người Tày vùng Văn Quan (Lạng Sơn) có bài riêng về mại xa - mại xe (mua bán nhà). Khai lộ thán (Than mở đường)tương tự như hát mại xe (về nội dung) của Bắc Kạn với ca từ và giai điệu rất đẹp và cũng rất nhân văn:
Rườn thầy mự nẩy dú bưởng dương
Chút đèn xiêu độ hử vong hồn
Tần quảng minh vương khai tàng hử
Vong hồn giải thoát khửn thiên đàng
Rườn thầy chút đèn khửn phong quang
Chút đèn khai lộ cửu vong hồn
Địa tạng tôn vương khai tàng ngục
Vong hồn giải thoát kiến quang minh
Lục rườn mự nẩy chút đèn ngần
Chút đèn khai lộ rùng nưa bân
Thiên phủ minh vương khai tàng hử
Vong linh giải thoát khửn xiên xuân…
(Nhà thầy hôm nay ở bên dương
Thắp đèn siêu độ cho vong hồn
Trần quảng Minh vương mở đường cho
Vong hồn giải thoát lên thiên đường
Nhà thầy thắp đèn lên sáng quang
Thắp đèn mở đ??ng c?u vong h?n
??a t?ng t?n v??ng m? ???ng ng?c
Vong h?n gi?i tho?t ki?n quang minh
ường cứu vong hồn
Địa tạng tôn vương mở đường ngục
Vong hồn giải thoát kiến quang minh
Con cái hôm nay thắp đèn bạc
Thắp đèn mở lối sáng trên trời
Thiên phủ minh vương mở đ??ng cho
Vong linh gi?i tho?t l?n ngh?n xu?n)...
ường cho
Vong linh giải thoát lên nghìn xuân)...
Và trong dân tộc Tày còn có nhóm địa phương là người Pa Dí. Văn hóa truyền thống của họ vẫn còn tiềm ẩn, chưa được khai thác?
Với dân tộc Nùng, lâu nay các nhà nghiên cứu gộp văn hóa Tày - Nùng làm một. Đành rằng trong cuộc sống xã hội, về văn hóa có những nét tương đồng nhưng không vì thế mà ghép văn hóa của họ và văn hóa Tày làm một. Đó là hai dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa truyền thống riêng của họ, không lẫn với bất cứ dân tộc nào cùng nhóm ngôn ngữ. Đặc trưng văn hóa của người Nùng Fàn Slình, Nùng Inh là sli, cỏ lảu; với Nùng Cháo là sli xình làng. Và ba ngành Nùng này có cùng đặc điểm chung:
Ong cai kin vằn oóc
Pò phoóc kin vằn thai
(Người khôn ăn ngày sinh
Người dại ăn ngày chết).
Nghĩa là họ không tổ chức ăn giỗ như người Kinh hay người Tày mà tổ chức lễ sinh nhật cho bố mẹ - tiếng Nùng là hất khoăn. Lễ sinh nhật này được tổ chức rất chu đáo, gia đình mời thầy Mo hoặc thầy Tào về làm cả một đêm và cả buổi sáng của ngày hôm sau. Khi ăn cơm trưa, họ hàng, làng xóm, bạn bè sli chúc mừng sinh nhật trong không khí vui mừng náo nhiệt.
Vậy còn các ngành Nùng khác như Nùng Lòi, Nùng An, Nùng Xuồng… hiện nay cũng nên liệt vào danh sách cần bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống của họ như 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người đã nêu trên.
Với 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, bản Đề án đề ra 7 giải pháp:
- Đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc ở các cấp huyện. Gắn bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ở địa phương, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế; hài hòa giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
- Chính phủ và UBND các tỉnh có chương trình bảo tồn khẩn cấp, nâng cao năng lực tự bảo vệ trước nguy cơ mai một văn hóa của các dân tộc thiểu số rất ít người.
- Xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia định kỳ hàng năm và cả giải đoạn 2011 - 2020.
- Huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa, các nguồn viện trợ chính thức; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai các hoạt động có liên quan đến Đề án; tiếp tục đầu tư và phát huy có hiệu quả của Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số; phối hợp giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài phát thanh và truyền hình tại các địa phương xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, ưu tiên xử dụng ngôn ngữ, chữ viết dân tộc.
- Kết nối lồng ghép giữa các chương trình dự án về phát triển văn hóa dân tộc thiểu số và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; giữa Đề án với các chương trình, dự án đã và đang triển khai.
- Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho vùng các dân tộc thiểu số. Trong đó chú ý các chính sách, chế dộ khuyến khích các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa, khuyến khích lớp trẻ tiếp thu các di sản văn hóa. Chính sách này lồng ghép với các chính sách ưu đãi đối với nghệ nhân ưu tú và nhệ nhân nhân dân ở các dân tộc.
Với các dân tộc có số dân trên 10.000 người, qua các năm đi điền dã để viết 8 chuyên đề trên chúng tôi thấy:
- Văn hóa truyền thống các dân tộc này vẫn còn tiềm ẩn trong nhân dân, nhất là mảng văn hóa tâm linh. Cùng làm một mục đích đưa linh hồn người chết lên thiên đàng - về mường trời với những người đã có vợ con; với những người chưa chồng chưa vợ thì đưa về mường trai gái, ở mường trai gái ấy lại có mường trai gái khôn và mường trai gái dại (slao báo quai, slao báo phoóc, slao báo tăn). Nhưng với các bài cúng tế (“lượn” than, hát than) lại khác nhau hoàn toàn (như đã nêu trên trong đám tang của người Tày ở Lạng Sơn và người Tày ở Bắc Kạn). Những áng văn thơ ấy thật đáng trân trọng. Và đối với đồng bào Tày, Nùng còn có một loại hình lưu truyền từ đời xưa đến nay là mẳn (bùa chú) cũng không được giới nghiên cứu, sưu tầm giới thiệu (ngoài cuốn Thì thầm dân ca nghi lễ của cố nhà giáo, nhà văn Vi Hồng).
Thiết nghĩ các loại hình văn hóa trên cũng cần được bảo tồn, phát huy.
- Qua các lễ hội như lễ hội Nàng hai được tổ chức trong tháng Giêng và ngày 18 tháng 3 thì tiễn nàng Trăng về trời; lễ hội làng Đông Mồ - tổ chức vào ngày mồng 7 tháng Giêng; lễ hội xã Quỳnh Sơn tổ chức vào ngày mùng 10, 11 tháng Giêng; lễ hội Ná Nhèm ở xã Trấn Yên tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng… Chúng tôi thấy, về múa chầu, hát ví, hát lượn hoàn toàn thuộc về lứa tuổi từ 40 trở lên, nghĩa là không thấy lực lượng nam nữ thanh niên hát. Nếu có thì lực lượng thanh niên hát toàn những bài bằng tiếng Kinh. Đây là tình trạng đáng báo động về vốn dân ca, dân vũ của dân tộc.
Trên đây là một vài minh chứng cụ thể trong công tác bảo tồn, phát triển vốn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số mà Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư, phát triển. Tuy nhiên hoạt động này cần phải được nghiên cứu thêm, đi sâu, đi sát vào từng vấn đề cụ thể của từng dân tộc. Có như vậy, việc đầu tư của Nhà nước mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Qua một vài dẫn chứng nêu trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, cần phải đưa dân ca, dân vũ vào chương trình học hát, học múa của các cấp trường (Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) của các tỉnh, thành phố có đông con em là người dân tộc thiểu số. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường thi hành thực hiện vào giờ văn thể cuối buổi chiều mỗi tuần.
Hai là, cần có chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ba là, các làng bản cần có nhà văn hóa để bà con đến đó sinh hoạt. Người đứng ra tổ chức thực hiện là cán bộ văn hóa xã của xã phối hợp với các trưởng thôn. Tránh tình trạng biến nhà văn hóa thành kho chứa nguyên vật liệu, chứa xe đưa tang…
Bốn là, Sở Giáo dục và đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các cuộc liên hoan dân ca, dân vũ vào dịp hè cho các học sinh của các trường trong tỉnh mình.
Năm là, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của các dân tộc thiểu số và đưa giáo dục văn hóa truyền thống ấy vào trường học. Giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật có tính giáo dục, nghệ thuật cao của các tác giả là người dân tộc thiểu số và của người Kinh viết về miền núi và dân tộc. Tất nhiên để làm được công việc này cần có sự chủ trì của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có sự phối hợp thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; các cơ quan báo chí, truyền thông địa phương có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Sáu là, ngoài cái tâm, cái tầm của người nghiên cứu, sưu tầm thì phải có sự chung tay đắc lực của già làng, trưởng bản, nghệ nhân và những người có uy tín, am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc.
Hoàng Tuấn Cư, Chi hội VHNT các DTTS Hà Nội
Dương Thuấn, Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế giới, Nxb Tri thức, 2012, Tr. 384-385