Trong số đó, Sri Lanka và Chile gần đây đã thể hiện vai trò đi đầu trong việc hủy bỏ các dự án điện than mới và đưa ra các tuyên bố chính trị rằng không còn theo đuổi xây dựng điện than. “Chúng tôi có một kế hoạch đầy tham vọng, loại bỏ tất cả các nhà máy điện than vào năm 2040,” Juan Carlos Jobet Eluchans, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Chile, cho biết. Còn Đan Mạch, Pháp, Đức, Montenegro và Anh đã hủy bỏ các dự án điện than cuối cùng của mình và hiện đang tập trung đẩy nhanh việc cho ngừng hoạt động các dự án điện than còn lại.
 
Các quốc gia này cũng kêu gọi các chính phủ khác đưa ra cam kết tương tự và tham gia Thoả thuận trước Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) - một nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của hội nghị thượng đỉnh COP26 là "đưa điện than vào quá khứ".
 
Ảnh minh họa
 
Thoả thuận Không có Điện than Mới có thể được chỉnh sửa và cập nhật nếu các quốc gia khác muốn tham gia.
 
Tuy nhiên, các quốc gia ký kết thừa nhận, để chấm dứt điện than một cách bền vững và kinh tế, các quốc gia, người lao động và cộng đồng tại các nước đang phát triển cần được hỗ trợ. Cơ chế Năng lượng Liên Hợp Quốc, Hội đồng chuyển đổi năng lượng và Liên minh Năng lượng hậu than đá sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia muốn bắt đầu quá trình này. “Loại bỏ than không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ phát triển và thịnh vượng về kinh tế,” Svenja Schulze, Bộ trưởng Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Đức, cho biết. “Với năng lượng tái tạo, chúng ta có một động lực mới, bền vững, thân thiện về khí hậu và tiết kiệm chi phí, không gây nguy hiểm cho sức khỏe.”
 
Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã cam kết với Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng nước này “sẽ không xây các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài”.
 
Nguồn: Internet