TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em

22:30 | 23/04/2023
Biến đổi khí hậu đang khiến cuộc sống con người trên Trái Đất ngày càng bị đe doạ. Đặc biệt, trẻ em luôn là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thảm hoạ, thiên tai do tính dễ tổn thương về thể chất và tâm lý xã hội.

Biến đổi khí hậu với lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Các vấn đề như không khí bị ô nhiễm, thiếu nước ngọt, nhiên liệu bị khan hiếm… không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn liên quan đến vấn đề sinh tồn.

Trên toàn thế giới, biến đổi khí hậu đang biến những mùa hè rực rỡ thành ác mộng về nhiệt độ, gây hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 1
Một cậu bé đang phải uống nước bẩn, hậu quả của thiếu nước trong khu vực do nạn phá rừng gây ra. (Ảnh: Dharshie Wissah)

Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, do tác động trực tiếp của tình trạng biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đại dương toàn cầu đã tăng từ 15-20cm kể từ năm 1900.

Những thiên tai, thảm họa hình thành do biến đổi khí hậu khiến mùa màng thất bát, dịch bệnh hoành hành. Các quốc gia phải chi hàng tỉ đô la để cứu tế. Vì vậy, khí hậu càng khắc nghiệt, kinh tế càng thâm hụt. Nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn cùng, mất nhà cửa, đói kém,... khiến những đứa trẻ phải nghỉ học, không được ăn no, thậm chí phải trở thành lao động "bất đắc dĩ" trong gia đình.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 2
Một bé gái nhỏ tuổi đang làm công việc sàng đá vất vả ở ven sông.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 3
Lặn ngụp trong dòng sông rác để mưu sinh, đó cuộc sống của những đứa trẻ sống trong các gia đình nghèo ở Philippines. (Ảnh: Reuters)

Lũ lụt, bão, nắng nóng và hạn hán có thể gây thiệt hại cho kinh tế thế giới đến 300 tỉ USD mỗi năm theo nghiên cứu mới đây của Liên Hợp Quốc. Theo đó, có đến 90% số vụ thảm họa toàn cầu có nguyên nhân bắt nguồn từ thời tiết.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 4
Thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán... đang hoành hành trên khắp thế giới. (Ảnh minh họa)

Tại Italy, Chính phủ nước này đã quyết định đưa nội dung về biến đổi khí hậu vào chương trình bắt buộc tại trường học, bắt đầu từ tháng 9 năm nay. Bộ trưởng Giáo dục Itlay Lorenzo Fioramonti thông báo quyết định này tại buổi họp báo ở Rome hôm 12/11/2019.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 5
Vấn đề biến đổi khí hậu cần được đưa vào chương trình học để giáo dục cho trẻ em. (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo từ tổ chức Oxfam, biến đổi khí hậu đã khiến 20 triệu dân phải chuyển tới nơi ở mới mỗi năm, tương đương cứ 2 giây lại có người di cư.

Biến đổi khí hậu hiện đã trở thành nguyên nhân lớn nhất khiến con người phải di cư, điều này thể hiện rõ nhất ở các quốc gia nghèo đói, mặc dù đóng góp vào tình trạng ô nhiễm carbon toàn cầu của các nước này nhỏ hơn so với các quốc gia giàu có khác.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 6
Các trường hợp sơ tán chủ yếu là do bão lũ và cháy rừng. (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ, nhiên liệu khô, hạn hán, tốc độ gió và độ ẩm đều là những nguyên nhân dẫn đến cháy rừng và các yếu tố trên đều là ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 7
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng tại New South Wales, Australia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 7/1 khẳng định, biến đổi khí hậu chắc chắn đóng một vai trò trong quá trình bùng phát cháy rừng ở Australia vừa qua. Cụ thể, trong tháng 11/2019 - thời điểm bùng phát cháy rừng ở Australia, lượng mưa ở nước này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình. Đây là tháng 11 khô hạn nhất ở Australia trong 120 tháng 11 kể từ năm 1900.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 8
Chị Shelley Caban cùng gia đình sống tạm trên một chiếc xe buýt bị bỏ lại thị trấn Eden do thảm họa cháy rừng ở Australia vừa qua. (Ảnh: Guardian)

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của vô số thảm họa tự nhiên. Theo dự báo, biến đổi khí hậu sẽ còn làm tăng tần suất và cường độ các thảm họa này.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 9
Hai đứa trẻ đứng trên giường để tránh nước lũ. (Ảnh: Zing.vn)

Trẻ em Việt Nam là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu. Lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, rét đậm rét hại... khiến những đứa trẻ có sức khỏe kém, nhiều dịch bệnh nguy hiểm lây lan, bụi bẩn ô nhiễm gây các bệnh về đường hô hấp,...

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 10
Dưới cái rét "cắt da cắt thịt", những em bé vùng cao vẫn hồn nhiên cười đùa. (Ảnh minh hoạ)

Theo tổ chức UNICEF, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỉ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 11
Tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng do hạn hán, biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa quá nhanh. (Ảnh minh họa)

Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên. Tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa và áp lực lên cộng đồng - do mất nguồn thu nhập và tài sản - điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em - Ảnh 12
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Ứng phó với biến đổi khí hậu cần lấy trẻ em làm trọng tâm để đưa ra các chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài. Giảm thiểu rủi ro thiên tai cho trẻ em là một chiến lược quan trọng để phát triển bền vững cho các thế hệ hôm nay và tương lai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguồn: Internet

Tin cùng loại