I-Lời mở đầu
Nhân loại đang bước sang kỷ nguyên của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ IV, với tốc độ phát triển thần kỳ, một năm bằng trăm năm cộng lại. Tuy nhiên mặt trái của sự phát triển là phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, nghèo đói, thiên tai, biến đổi khí hậu; cuộc chạy đua vũ trang và xu hướng dân tộc cực đoan ngày càng làm cho cuộc sống con người thêm chồng chất nỗi lo toan, bất hạnh, nhất là đối với nhóm người dễ bị tổn thương : người Dân tộc thiểu số, Phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cô đơn không nơi nương tựa.
Rất cần sự góp sức của tất cả các Quốc gia, các tổ chức và cá nhân cho sự nghiệp làm dịu bớt nỗi đau của con người, đảm bảo sự phát triển tự do, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người như tạo hóa đã ban tặng cho họ.
HRC nhận thấy bổn phận và trách nhiệm tập hợp những người cùng chí hướng để thúc đẩy quyền phát triển của con người, nhất là nhóm người dễ bị tổn thương
Muốn vậy cần một Chiến lược thể hiện mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh và khao khát cống hiến của mỗi thành viên cho ngôi nhà chung : Vì con người !
II- Tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị Bản sắc
-
Tầm nhìn : Một Thế giới mà con người là giá trị cao quý nhất, nhân phẩm được trân trọng, tài năng được sử dụng và phát huy, khó khăn được chia sẻ.
Một Thế giới mà mọi người hiểu thấu đáo hoàn cảnh của nhóm người dễ bị tổn thương, tôn trọng và tạo điều kiện để nhóm người này hòa nhập ngày càng tốt hơn vào sự phát triển của xã hội.
-
Sứ mệnh : Tập hợp mọi tổ chức và cá nhân có cùng chí hướng, nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu KHCN, kiến nghị và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đấu tranh bảo vệ quyền con người, trước hết là nhóm người dễ bị tổn thương,
-
Các giá trị bản sắc.
-
Quốc gia- Dân tộc và Quyền con người là hai trụ cột trong lý tưởng phấn đấu của HRC và đó cũng là giá trị thuộc về bản sắc.
-
Phục vụ nhómngười dễ bị tổn thương, nhất là người Dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Phụ nữ, Trẻ em.
-
Độc lập, luôn đưa ra các chính kiến trên cơ sở nhận thức chân lý, lẽ phải và các giá trị phổ quát của đạo đức con người.
III- Các Chủ thể mà HRC hướng tới
1- Người Dân tộc thiểu số : Là các Tộc người có số lượng dân số ít hơn dân tộc đa số, sống trong các điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, điểm xuất phát thấp, nghèo khó, hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ công ích, thiệt thòi trong hưởng thụ các thành quả tiến bộ xã hội. Trong đó đặc biệt quan tâm các Tộc người có số lượng dân số dưới 10.000 người, sống ở vùng sâu, vùng xa.
Cần nghiên cứu, kiến nghị nhiều chính sách để các dân tộc thiểu số phát triển bình đẵng, rút dần khoảng cách, trở thành chủ thể của sự phát triển xã hội, đoàn kết cùng các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
2- Người Khuyết tật : Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Là những người do bẩm sinh hoặc các biến cố mà dẫn tới các khiếm khuyết trong cấu tạo cơ thể hoặc tinh thần; họ gặp nhiều khó khăn trong sinh kế và các hoạt động xã hội; dễ mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập các hoạt động xã hội
Thông qua các hoạt động truyền thông và các dự án sinh kế, giúp người khuyết tật, nhất là ở vùng Dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên trong tạo lập sinh kế, vượt qua mặc cảm để hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
3-Phụ nữ : Là lực lượng lao động to lớn, chiếm hơn ½ dân số, nhưng do thiên chức làm vợ , làm mẹ, trách nhiệm chăm sóc con, cháu, gia đình mà người phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi tham gia quản lý và các hoạt động xã hội khác. Mặt khác trải qua hàng ngàn năm chế độ phong kiến, “Trọng Nam, khinh nữ “ trở thành định kiến khá nặng nề trong xã hội, kìm hãm vai trò người phụ nữ trong các hoạt động xã hội.
HRC phấn đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ, thông qua các hoạt động truyền thông, đấu tranh xóa bỏ các định kiến “ Trọng Nam, Khinh nữ “ nâng cao vai trò và uy tín của Phụ nữ; Chú trọng góp phần nâng cao năng lực và vai trò tham gia quản lý xã hội của phụ nữ, phát huy thế mạnh và thiên chức của họ vào các vị trí phát huy tốt nhất các tố chất của người phụ nữ.
4-Trẻ Em : Là những thành viên dưới 16 tuổi, là lực lượng xã hội của tương lai đất nước, có vai trò quan trọng đặc biệt cho bước phát triển lâu dài của Quốc gia- Dân tộc.
Đây là lứa tuổi thuộc giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách con người, do đó việc nghiên cứu kỹ các yếu tố Tâm-Sinh lý trong giáo dục trẻ em là rất quan trọng.
Tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em nhất là quyền vui chơi, phát triển tự nhiên, quyền học tập; chống lại các hành vi bạo lực, ấu dâm, bóc lột sức lao động trẻ em là mục tiêu hoạt động của HRC.
IV- Địa Bàn hoạt động
Hoạt động ở 52 tỉnh, thành phố có đồng bào Dân tộc thiểu số sống thành cộng động, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung ưu tiên 3 vùng trọng điểm : Tây Bắc; Tây Nguyên, Tây Duyên hải Miền Trung và Tây Nam bộ.
V- Khung Chương trình nhiệm vụ giai đoạn 2018-2030
-
Nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học- Công nghệ
-
khảo sát, đánh giá mối quan hệ Cộng đồng các dân tộc trên tuyến Biên giới Việt Lào, nhận diên, rút ra các vấn đề nổi lên trên các lĩnh vực : Chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, môi trường,Quốc phòng, An ninh, từ đó kiến nghị các chính sách, giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững KT-XH và bảo đảm Quốc phòng An ninh tuyến Biên giới Việt Lào
-
Tham gia phối hợp nghiên cứu các Đề tái cấp Quốc gia, Cấp Bộ, ngành, các địa phương liên quan đến vấn đề con người ở vùng dân tộc, miền núi
-
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, rút ra các vấn đề liên quan đến hoach định chính sách vùng DTMN để tư vấn cho UBDT và các cơ quan liên quan trong việc Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dan tộc’
-
Tham gia các Hội đồng khoa học Quốc gia, các Học viện, Trường Đại học, dể đánh giá, nghiệm thu các đề tài; Luận án, Luận văn, góp phần đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân khoa học.
-
Tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm khoa học, nhằm góp phần giải đáp những vấn đề thực tiễn yêu cầu.
2-Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nâng cao năng lực , sinh kế bền vững cho người dân nghèo ở cơ sở, tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương.
3-Tham gia Liên minh với các tổ chức RiM, Hành động vì Công lý, Môi trường và Sức khỏe, nhằm góp phần truyền thông và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm người dễ bị tổn thương
4-Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội
VI- Định hướng phát triển tổ chức.
Hiện tại đã có : Văn phòng, Ban Khoa học- công nghệ, Ban Đối ngoại, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế miền núi, văn phòng Đại diện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Mọi thành viên HRC hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải, tự tìm việc làm. Khi có các nguồn thu hợp pháp thì tự nguyện đóng góp 5% vào quỹ phát triển của HRC để chi phí vào các hoạt động chung và phúc lợi cho các thành viên.
Hướng phát triển tổ chức :
1-xây dựng đại diện tại các địa phương các ngành, theo nguyên tắc các tổ chức cá nhân tự nguyện tham gia, không có biên chế, tự trang trải. Khi có các hoạt động thì được hưởng chi phí từ các hoạt động đó. Việc đóng góp về cho HRC là hoàn toàn tự nguyện.
2- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên rộng khắp, nhất là các hoạt động nhân đạo- xã hội
3-Khi có điều kiện sẽ liên kết hoạt động với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài khi họ tự nguyện tuân thủ Luật pháp Việt nam và Tôn chỉ, mục đích của HRC.
4-Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các thành viên của Trung tâm, thông qua các đợt tập huấn trong và ngoài nước, qua các hoạt động thực tiễn và qua sinh hoạt khoa học của Trung tâm.
Chiến lược này đã được Hội đồng quản lý và các thành viên của HRC thông qua ngày Tháng 10 năm 2017
TM Hội đồng quản lý
Chủ tịch
Hoàng Xuân Lương