TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » BS Trường Đại học Nhật Bản góp ý chống Covid 19

BS Trường Đại học Nhật Bản góp ý chống Covid 19

21:19 | 22/04/2023

Chống dịch của VN, điểm mạnh và biện pháp thiết yếu cần bổ sung ngay.

Tôi vừa nhân được Email của BS-TS Nguyễn Tiến Huy, Giảng viên Trường Đại học Nagasaki, Nhật Bản, góp ý vào phòng chống Dich Covid -19 ở Việt Nam. Do bài viết khá dài và nhiều thuật ngữ chuyên môn, tôi xin phép tóm tắt lại các ý chính, gửi tới anh chị em mạng xã hội và cán bộ các Địa phương tham khảo .

VN là một trong những quốc gia chống dịch tốt nhất cho tới thời điểm sóng dịch lần này.

1) Các nhóm biện pháp tối cần thiết:
Chúng tôi thu thập khoảng 70 biện pháp chống dịch.. Có các biện pháp không thật cần thiết, nhưng ngược lại có những biện pháp không có không được, và có những biện pháp tối cần thiết trong những giai đoạn nhất định.
.
Chính vì VN làm tốt các biện pháp trong giai đoạn COVID-19 chưa vào cộng đồng cho nên không để ý là mình thiếu một biện pháp chống COVID-19 khi nó có khả năng vào cộng đồng.

Vào cộng đồng nghĩa là F0 không rõ nguồn gốc. Chính vì Khiếm khuyết biện pháp này nên thỉnh thoảng có ổ dịch khá lớn . Xin nhấn mạnh là biện pháp này giúp phát hiện sớm hơn, khi ổ dịch nhỏ hơn, chứ không phải là thuốc tiên giúp ngăn chặn.

2) Các biện pháp giúp phát hiện sớm ổ dịch trong cộng đồng

Có 4 biện pháp cơ bản bao gồm: (1) test toàn dân, (2) test nhanh thuận tiện như các nước lái xe ngang rồi test, (3) test cho người có triệu chứng, bất kể ai có than phiền, (4) test cho người có triệu chứng đặc hiệu hơn, xác suất test dương cao hơn.

Trong 4 cái biện pháp này, bất cứ nước nào cũng phải chọn ít nhất 1 trong 4 cái. Nước giàu họ có thể chọn tất cả. VN chọn cái số 1 cho TPHCM, và vài nơi rãi rác khi có ổ dịch. Nhưng tốn kém không thể duy trì mỗi tuần. VN cũng thỉnh thoảng làm cái phưong pháp thứ 2 cho hộ gia đình ngẫu nhiên , cũng không thể hiệu quả bao phủ toàn dân và lâu dài được. 2 biện pháp này nhiều người đã phân tích lý do sẽ không hiệu quả và thực tế chứng minh rồi.
Nhưng điểm chung của các quốc gia là họ dùng cái số 3 thỉnh thoảng làm cái số 1 và 2 để nghiên cứu đánh giá toàn quốc. Chỉ có Nhật dùng cái số 4, vì nó đặc hiệu hơn, nên Nhật là quốc gia có tỉ lệ hiệu quả cao nhất thế giới..

Vấn đề đặt ra hiện nay là VN bắt buộc phải thêm 1 trong hai biện pháp là chọn số 3 hay số 4. Chọn số 3 "có thể" hiệu quả hơn, nhưng chắc chắn tốn nhiều tiền hơn rất nhiều. Chúng tôi đề nghị chọn biện pháp số 4 dựa vào hiệu quả kinh tế và các chứng cứ thực tế như sau :

-Nhật nhiều lần vượt qua 3 đợt sóng, với đợt sóng lần trước cao hơn 8.000/ngày, khi chưa có vaccine.
-Các biện pháp tối cần thiết và hiệu quả cao của Nhật đều có mức độ yếu hơn VN, điển hình như truy vết của Nhật chỉ tới F1 và tự khai báo, chỉ đóng cửa siêu thị cao cấp, kêu gọi hạn chế ra đường, giảm các chuyến bay.., trong khi siêu thị bình thường chỉ đóng cửa sớm hơn 8g tối. trường học cấp 1-3 vẫn mở cửa, trong khi VN là ở yên trong nhà.
-Cách ly tập trung của VN nhiều hơn.

Vì vậy chúng tôi tin tưởng rằng thêm biện pháp số 4 này VN có thể đem dần từ 10.000/ngày xuống thấp vài trăm/ngày để bảo đảm được khả năng chăm sóc cho người bệnh nặng như trước cơn sóng lần này.
Tất cả các nước đều có các biện pháp cơ bản giống nhau, và VN có nhiều biện pháp mạnh hơn Nhật. Nếu như mình vẫn giữ vững thế mạnh của mình, và bổ sung 1 biện pháp tốt của Nhật, vậy là mình có đầy đủ bộ biện pháp và ấn nút mạnh hơn Nhật, vậy tại sao lại không ra khỏi cơn sóng lần này?
3) Phương pháp số 4 để phát hiện sớm ổ dịch:
Chúng tôi phát triễn phương pháp này của Nhật thêm vào vài tiêu chuẩn
Đề nghị làm xét nghiệm (XN) RT-PCR miễn phí cho người dân bất kể có yếu tố dịch tể hay tiếp xúc nguồn lây hay không, khi thỏa một trong các điều kiện:
(1) Sốt 4 ngày, viêm họng (BS chẩn đoán khá dễ)
(2) Sốt 2 ngày kèm có bệnh nền hay trên 65 tuổi
(3) Viêm phổi bất kể có nguyên nhân hay không
(4) Sốt hay ho và một người khác trong gia đình, ngưòi thân, đồng nghiệp, những người có tiếp xúc gần trong thòi gian 11 ngày cùng biểu hiện sốt ho.
(5) Sốt 2 ngày trong nhóm người làm việc có nguy cơ cao như: hải quan, bán hàng, tài xế, nhân viên y tế, du lịch, shipper

-Để thực thi biện pháp này thì CP nên đề ra chế độ làm test miễn phí cho nhóm người phù hợp tiêu chí nêu trên. Công bố trên báo đài, các cơ sở y tế và đội truy vết. Làm sao để đội truy vết tới tận nhà, chứ không phải đợi người dân tới bệnh viện.

-Khuyến khích, tặng quà, thưởng tiền nếu người dân báo sớm và phát hiện ổ dịch sớm, như vậy tránh cho người dân sợ và trốn khai báo.

-Cũng cố tăng cường đội truy vết để nhân viên không kiệt sức bảo đảm tới tận nhà, thay găng tay trước và sau khi lấy mẫu.

Kết luận;
Xin nhấn mạnh là không có biện pháp tiên nào để biến 10,000k/ngày xuống còn 1.000/ngày trong vài tuần. Vì vậy chúng ta phải kiên nhẫn, đồng tâm hiệp lưc toàn dân chống COVID-19 thì mới ra sớm được và hạn chế mất mát. Phương pháp số 4 để phát hiện sớm ổ dịch nên được bổ sung ngay lập tức để thay thế phương pháp toàn dân. Đồng thời rà soát tính hiệu quả và khả thi của tất cả các phương pháp khác.

Tin cùng loại