Nhờ các quyết sách lớn này, đến nay, cả nước hiện có 88,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đ,ó 51% dân số nông thôn (khoảng 33 triệu người) sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, cấp nước quy mô hộ gia đình lần lượt là 41% và 10%.
|
Công trình nước sạch góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào nghèo. |
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn phục vụ cấp nước sinh hoạt cho 28,3 triệu người (44% tổng dân số nông thôn). Trong đó, hoạt động bền vững chiếm 33,1%, tương đối bền vững chiếm 35,3%, kém bền vững chiếm 17%; không hoạt động chiếm 14,6%. Các công trình hoạt động bền vững và tương đối bền vững chiếm tỉ lệ 68,4%, tập trung chủ yếu tại các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi các công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động chiếm tỉ lệ 31,6% tập trung chủ yếu ở miền núi phía bắc (35%), Bắc Trung Bộ (35%), Nam Trung Bộ (44%) và Tây Nguyên (48%)...
Chính sách trợ lực cho đồng bào nghèo
Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 7/7/2017.
|
Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Phai Tre (Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) phát huy hiệu quả. |
Cụ thể là hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 của Thông tư này được hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.
Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.
Theo quy định, nếu như các hộ thuộc danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo tại vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bình quân mỗi gia đình 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Nhưng trong trường hợp cần thiết nếu chính quyền địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lên phương án hỗ trợ đối với từng hộ gia đình hay 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt nhưng vẫn trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung.
Nguồn: Internet