Lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực tồn tại lâu thứ ba trong hơn 40 năm qua đã đóng lại vào những ngày cuối cùng của năm 2021. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Thế giới mà các nhà khoa học đã chờ đợi nhiều năm qua.
Hoạt động như một lá chắn, tầng ozone hấp thụ tia UV từ mặt trời, bảo vệ Trái Đất. Sự vắng mặt của tầng ozone đồng nghĩa với việc bức xạ năng lượng cao sẽ chiếu đến Trái Đất, gây hại cho cuộc sống của con người và các sinh vật trên hành tinh. Bức xạ cực tím có hại có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể, ức chế hệ thống miễn dịch ở người.
Nguyên nhân chính làm cho tầng Ozon giảm đến mức báo động chính là các hoạt động của con người. Cụ thể là sự giải phóng quá mức clo và brom từ các hơp chất nhân tạo như CFC, halon, CH 3 CCl 3,.. Các chất khí này được gọi là ODS – các chất làm suy giảm tầng ôzn chính.
Đối với khí CFC, có thời gian được con người sử dụng khí trong điều hòa và tủ lạnh rộng rãi, và sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra khí này làm thủng tầng O zon, đặc biệt ở Nam Cực đến mức báo động. Hiện khí này bị cấm sản xuất hay sử dụng trong các hoạt động sản xuất.
Conserve-energy-future cho biết: Các gốc tự do clo và brom phản ứng với phân tử ozone và phá hủy cấu trúc phân tử của chúng, do đó làm suy giảm tầng ozone (1 nguyên tử clo có thể phá vỡ hơn 1, 00.000 phân tử ozone, nhưng 1 nguyên tử Brom lại tàn phá được gấp 40 lần 1 nguyên tử clo)
Một nguyên nhân khác gây ra thủng tầng ozon chính là ô nhiễm không khí. Đó chính là nguyên nhân đáng kể không những ảnh hưởng đến tầng ozon mà còn tác động đến sức khỏe con người.
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực hàng năm phát triển hay thu hẹp phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, lượng khí thải ra môi trường.Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Tầm trung Châu Âu (ECMWF), lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đóng lại là lỗ thủng lớn thứ 13 kể từ năm 1979, rộng khoảng 14 triệu km2.
Các chuyên gia cho biết ở mức tối đa, lỗ thủng có thể phát triển lớn bằng kích thước cả Nam Cực và châu Âu cộng lại.
Nam Bán cầu đã trải qua một mùa đông lạnh giá bất thường, với Nam Cực có nhiệt độ trung bình kỷ lục âm 61 độ C từ tháng 4 đến tháng 9 và gió mạnh dai dẳng ở tầng bình lưu, dẫn đến lỗ thủng tầng ozone sâu và lớn hơn mức trung bình.
Vincent-Henri Peuch, Giám đốc Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus của ECMWF cho biết lỗ thủng ozone ở Nam Cực khá lớn và đặc biệt tồn tại lâu dài: "Lỗ thủng tầng ozone lớn hơn mức trung bình không phải là dấu hiệu cho thấy Nghị định thư Montreal không hoạt động. Vì nếu không có nghị định đó thì nhiều khả năng lỗ thủng thậm chí còn lớn hơn".
Các nhà khoa học phát hiện ra sự suy giảm tầng ozone lần đầu tiên vào những năm 1970 và xác định lỗ thủng lớn dần do các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, thời tiết và núi lửa phun trào. Nhưng sau đó, người ta xác định rằng các hóa chất do con người tạo ra, đặc biệt là CFC, đang làm trầm trọng thêm tình trạng.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố: “Nếu nồng độ clo trong khí quyển từ CFC ngày nay cao như vào đầu những năm 2000, thì lỗ thủng tầng ozone sẽ lớn hơn khoảng bốn triệu km vuông trong cùng điều kiện thời tiết”.
Các chuyên gia dự đoán rằng phải đến những năm 2060, các chất độc hại sử dụng trong làm lạnh và bình xịt như CFC mới hoàn toàn biến mất khỏi bầu khí quyển.
Nguồn: Internet