TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Những chỉ số được dùng để đánh giá xếp hạng bảo vệ môi trường 2021

Những chỉ số được dùng để đánh giá xếp hạng bảo vệ môi trường 2021

00:41 | 24/04/2023
Bộ chỉ số sẽ là căn cứ để đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT và mức độ hài lòng của người dân. Đối với nhóm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT, Bộ chỉ số đã đưa ra các tiêu chí, chỉ số thành phần để đánh giá.

Kết quả xếp hạng ở 3 mức: Tốt, khá, trung bình

Bộ TN&MT vừa phê duyệt kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2020 của các tỉnh, thành phố theo 3 mức tốt, khá và trung bình.

Theo đó, có 5 địa phương ở mức tốt là: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Trà Vinh. Đây là các địa phương đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường đề ra hoặc có kết quả thực hiện cao như: Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để, tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu..., đồng thời, có tỷ lệ đánh giá của người dân về chất lượng môi trường sống trên địa bàn ở mức hài lòng cao.

Những chỉ số được dùng để đánh giá xếp hạng bảo vệ môi trường 2021 - Ảnh 1

Tình trạng rác thải vẫn tràn lan đường phố. (Ảnh minh họa)

Mức khá có 34 địa phương: Bắc Kạn, Bắc Giang, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, TP.HCM, Tuyên Quang, Vĩnh Long.

Mức trung bình có 24 địa phương: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Gia Lai, Hà Nội, Hậu Giang, Hòa Bình, Kiên Giang, Lai Châu, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Các địa phương được xếp ở nhóm này chủ yếu do chưa hoàn thành nhiều chỉ tiêu về bảo vệ môi trường hoặc có kết quả thực hiện thấp...

Căn cứ kết quả đánh giá, Bộ TN&MT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường ở những năm tiếp theo...

Hiện nay, Bộ TN&MT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cho năm 2021 theo Bộ chỉ số đã ban hành, đồng thời, đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung Bộ chỉ số theo các chế định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 để ban hành và áp dụng cho năm 2022.

Căn cứ pháp lý và tiêu chí đánh giá

Bộ chỉ số được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý: Luật BVMT năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Thống kê năm 2015, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/1/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 6/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT, Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong lĩnh vực BVMT, Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Bộ Chỉ số được cấu trúc thành 2 nhóm gồm: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT và Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống.

Đối với nhóm đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về BVMT, Bộ chỉ số đã đưa ra các tiêu chí, chỉ số thành phần để đánh giá. Theo đó, các tiêu chí đánh giá bao gồm: Bảo vệ chất lượng môi trường sống (kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường), Bảo vệ sức sống hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng), Bảo vệ hệ thống khí hậu (sử dụng năng lượng tái tạo), Năng lực quản lý nhà nước về BVMT (hạ tầng kỹ thuật phục vụ BVMT, đầu tư cho BVMT, nhân lực quản lý nhà nước về BVMT, hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ÔNMT).

Nguồn: Internet

Tin cùng loại