TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

22:24 | 21/04/2023
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CỘNG ĐỒNG VÀ NỀN KINH TẾ

1. Tình hình ô nhiễm không khí ở Việt nam

Ô nhiễm không khí hiện đang ở mức nguy hiểm tại nhiều nơi trên thế giới, đặc
biệt là trong khu vực châu Á. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 9/10 người
trên thế giới đang hít thở bầu không khí có nồng độ chất gây ô nhiễm cao, dẫn tới
7 triệu người chết trẻ trên toàn cầu do ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài)
và không khí trong hộ gia đình (bên trong).
Bụi PM2.5 (bụi siêu mịn) là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5
micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người), được hình thành
từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không
khí. Bụi PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt
nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô
hấp. Tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư
phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng
hen suyễn.

2. Những tác nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Trong nhiều năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa,
tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại của Việt Nam, ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Theo các Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2013 và các nghiên cứu
gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt nam đã đến mức báo động, trong đó nguồn
gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, các khí độc hại (CO, NOx, SO2, BTX) và tiếng ồn.

2.1. Về ô nhiễm bụi TSP

Theo Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Việt Nam, nồng đồ bụi TSP tại nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu
công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013, thậm chí vượt nhiều lần
giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm. Kết quả quan trắc của
tổng cục môi trường thuộc Bộ TN&MT cũng cho thấy nồng độ TSP các khu công
nghiệp phía Bắc cao hơn hẳn so với các khu CN phía Nam và miền Trung. Nguyên
nhân có thể là do phía Bắc gần các khu công nghiệp tập trung có nhiều các nhà máy
nhiệt điện, xi măng với quy mô lớn, tiêu thụ nhiều nhiên liệu (chủ yếu là nhiên liệu
hóa thạch như than đá, dầu FO) phát thải lượng bụi lớn, bên cạnh đó so với các khu
vực khác, miền Bắc vẫn tồn tại một số khu công nghiệp cũ, công nghệ lạc hậu, phát
sinh nhiều chất ô nhiễm hơn. Một đặc điểm nữa là các khu công nghiệp phía Bắc
nằm gần các khu dân cư và các trục giao thông lớn nên làm tăng nồng độ TSP do
hoạt động giao thông, xây dựng và sinh hoạt của dân (BCMT QG năm 2013).
Số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bụi ô nhiễm tổng
(TSP) tại các đường giao thông chính,của Hà Nội cũng như ở ngoại ô.

2.2. Ô nhiễm bụi mịn PM10

Nồng độ bụi mịn (PM 10 ) trung bình năm của các thành phố lớn của Việt Nam
đều ở mức 50 µg/m 3 , chỉ tiêu PM10 này ở ngưỡng cao của QCVN 05:2013, nhưng
vượt ngưỡng 20 µg/m 3 theo khuyến nghị của WHO, tức là vượt khoảng 2,5 lần

2.3. Ô nhiễm các khí độc hại

Các khí CO, SO2, NOx trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong
ngưỡng cho phép theo QCVN 05: 2013. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một
số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên, một số trường hợp đã vượt trị số cho
phép

2.4. Nồng độ Chì, Benzen, Toluen và Xylen và các loại khác

- Nồng độ chì trong không khí ở Việt Nam đã giảm đáng kể nhờ Triển khai việc
sử dụng xăng không pha chì từ năm 2001 (Chỉ thị 24/2000/CT-TTg ngày
23/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai sử dụng xăng không
pha chì ở Việt Nam);
- Nồng độ khí benzen, toluen và xylen cũng chủ yếu do hoạt động giao thông
phát thải đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố.
- Nồng độ Hg trong không khí là chất rất độc hại được phát thải từ hoạt động
của các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, xi măng...cũng đã được Cục Kiểm soát
ô nhiễm ghi nhận.
Tình trạng khói mù diễn ra tại các vùng nông thôn do nông dân đốt rơm rạ sau
thu hoạt cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí đáng lưu ý.

3. Nguồn gây ô nhiễm không khí

Gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam được xác định từ nhiều nguồn: Hoạt động giao
thông, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh. Trong bài viết này
sẽ chỉ đề cập đến 2 nguồn pháp thải chính là giao thông và hoạt động công nghiệp

3.2. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp

3.2.1. Gây ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp hiện đang là một trong các nguồn chính gây ô
nhiễm chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Đó là ô nhiễm bụi từ nhiều hoạt
động sản xuất công nghiệp do đốt các loại nhiên liệu hóa thạch để sản xuất xi măng,
khai thác than đá, quặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, hóa
chất…
Theo kết quả quan trắc của Tổng Cục môi trường thuộc Bộ TN&MT, nhiều
khu công nghiệp đã tạo ra lượng bụi lớn làm ô nhiễm bầu không khí xung quanh.
Nồng độ bụi TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt
giới hạn cho phép nhiều lần trung bình 24 giờ và trung bình năm theo QCVN
05:2013; trong các ngành công nghiệp, khối lượng bụi phát sinh từ các hoạt động
khai thác khoáng sản, sản xuất điện, xi măng lớn hơn hẳn các ngành khác. Khí thải từ
các ngành này thường có nồng độ các chất ô nhiexm cao. Đặc biệt là các nhà máy
điện, xi măng thường có ống khó lớn, phát tán xã. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy  nồng độ bụi cao nhất đo được tại các điểm xung quanh thường cách các nhà máy này khoảng 1,5-3km. Nồng độ bụi tại các khu vực xung quanh các nhà máy xi măng đứng vượt từ 1,5 đến trên 60 lần so với quy chuẩn cho phép. Tại một số khu vực khai thác VLXD, nồng độ TSP thường cao hơn so với quy chuẩn cho phép tờ 8 đến 12 lần.( BCMT Quốc gia 2013).

Bên cạnh lượng phát thải khí độc hại, hoạt động của các khu công nghiệp còn gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm mùi, hơi axit và một số khí độc khác.

3.2.2. Gây ô nhiễm không khí từ các làng nghề.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề ở Việt Nam có xu hướng gia tăng,
nguyên nhân là do nguyên liệu sử dụng trong các làng nghề chủ yếu là than chất
lượng thấp. Họ sử dụng nguyên liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản
xuất nên khí CO, CO2 SO2 và NO2 thải ra ra trong quá trình sản xuất khá cao,
cao hơn 3-8 lần quy chuẩn cho phép.
3.2.3. Gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Chất lượng môi trường không khí ở nông thôn hiện nay còn khá tốt Tuy nhiên nếu
chúng ta không tìm cách ngăn chặn để giảm phát thải một số hoạt động trong sản
xuất nông nghiệp thì môi trường không khí tại đây cũng có xu hướng gia tăng từ
các hoạt động: đốt rơm rạ rác thải; sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật…gây ra phát tán các chất độc hại vào không khí.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói chung đều đã có thể nhận
diện được. Tuy nhiên, cụ thể từng nguồn gây ô nhiễm như thế nào đến nay vẫn là ẩn
số, Việt Nam chưa kiểm kê được các nguồn phát thải cho nên chưa ai dám khảng
định nguồn nào tác động đến sức khỏe cộng đồng và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế
nhiều nhất.
4. Vì sao nhiều nước trên thế giới đang tìm cách cắt giảm hoặc đình chỉ hoạt
động của các nhà máy nhiệt điện than (NĐT)
4.1. Xu hướng cắt giảm xây dựng nhà máy nhiệt điện than trên thế giới
Ngày 23/10/2019, Tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM) công dữ
liệu mới bố về các dự án nhiệt điện than tại Đông Nam Á
Trong 4 năm liên tiếp, từ đỉnh của các dự án nhiệt điện than với gần 13
nghìn MW công suất, đến nay đã liên tục giảm các dự án xây dựng mới xuống chỉ
còn 1.500 MW. Theo người đại diện của Tổ chức GEM thì "Các cộng đồng đang từ
chối nhiệt điện than do mức độ ô nhiễm cao, công nghệ năng lượng tái tạo đang vượt
qua điện than về chất lượng và chi phí, và các tổ chức tài chính đang thoái lui nhanh
chóng, khiến cho việc cấp vốn trở thành thách thức đối với những người đề xuất phát
triển nhiệt điện than"
4.2. Những nghiên cứu về sự gây ô nhiễm môi trường nặng nề của các nhà
máy NĐT

- Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) - trong một chương trình
quan trắc dài hạn - đã xác định được một nguồn có liên quan đặc biệt ở bên ngoài
các thành phố: các nhà máy nhiệt điện than.
Theo nghiên cứu mới, các nhà máy nhiệt điện than nhìn chung phát ra tổng lượng bụi
siêu mịn còn hơn cả giao thông, hơn nữa còn gây ảnh hưởng đến thời tiết. “Chúng tôi
đã có thể chỉ ra rằng các nhà máy nhiệt điện hóa thạch đã trở thành nguồn phát sinh
hạt siêu mịn lớn nhất thế giới” - nhà vật lý môi trường Wolfgang Junkermann thuộc
Viện Khí tượng và nghiên cứu khí hậu (IMK) của KIT cho biết.
Mối nguy hại của tro bay

Các vi hạt rắn tỏa ra từ nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe cộng đồng. Nguồn của vi hạt chủ yếu là từ tro bay (fly ash), tức bụi thải thoát ra
từ quá trình đốt than đá. Tro bay là loại vật chất không thể đốt chất. Các vi hạt tro
bay gây ra dị ứng và tắc nghẽn ở các đường dẫn khí của phổi ở những người hít phải
chúng, dẫn đến các bệnh hen suyễn và viêm phế quản mãn tính.
Cứ mỗi bốn tấn than được đốt lại sản sinh ra một tấn tro bay. Các nghiên cứu ước
tính một tấn tro bay có thể bay trong trên phạm vi 150.000km 2 . Tro bay có thể bay
với tốc độ 40-50km nếu thuận chiều gió. Sau lắng xuống, nó sẽ gây thoái hóa đất đai,
ô nhiễm nguồn nước và không khí trầm trọng cũng như các bệnh ở cây trồng, động
vật và cả con người.
Nếu có trang trại bò sữa nằm trong phạm vi ảnh hưởng này của tro bay, sữa bò của
trang trại đó cũng sẽ bị nhiễm những chất độc hại từ tro bay.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phơi nhiễm các vi hạt sẽ làm tăng nguy cơ tử
vong ở những người mắc bệnh tim, bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Một nghiên
cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng xỉ tro (thải ra từ các nhà máy nhiệt điện
than) được chôn dưới lòng đất, đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì. Thạch tín sẽ gây ra
các bệnh về da, ung thư phổi và ung thư bàng quang và cũng có thể gây tổn thương
cho hệ thần kinh ở những người bị phơi nhiễm thạch tín. Hệ thủy sinh của địa
phương nằm gần khu vực chôn xỉ than cũng sẽ bị phá hủy.
Một nghiên cứu của Đại học Stuttgart (Đức) ước tính ô nhiễm không khí do các nhà
máy nhiệt điện than gây ra đã dẫn đến 22.300 trường hợp tử vong sớm ở Liên minh
châu Âu (EU) vào năm 2010.
Các nhà máy nhiệt điện than hiện đại gây ô nhiễm ít hơn hơn các nhà máy nhiệt than
có kiểu thiết kế cũ nhờ các công nghệ lọc khí thải mới. Song mức độ thải các chất
gây ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện vẫn lớn hơn nhiều so với các nhà máy điện
khí. Ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than đến từ sự rò rỉ các khí như NO 2  và

SO 2  vào khí quyền. Các khí này phản ứng với khí quyển tạo ra những hợp chất axít
kết tủa thành những đám mây mưa dẫn đến những cơn mưa axít.
Trong khi đó, khí thải CO 2  từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm”
gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng tăng.
Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng
Nhiều kim loại nặng thoát ra trong quá trình đốt than cũng là các chất độc hại với
môi trường và hệ sinh thái gồm chì, thủy ngân, cadmium và thạch tín cũng như các
đồng vị phóng xạ.

Nghiên cứu của Đại học Stuttgart, được Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) đặt
hàng, cũng phát hiện thấy rằng các nhà máy nhiệt điện than là nguồn thải khí thủy
ngân lớn nhất ở Liên minh châu Âu.
Nghiên cứu này cho biết khoảng 200.000 trẻ em sinh ra mỗi năm EU bị phơi nhiễm
các mức hàm lượng thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm
thần và hệ thần kinh của chúng.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW sẽ sản sinh ra 170 pound (gần
85kg) thủy ngân mỗi năm. Chỉ cần một thìa cà phê thủy ngân đổ xuống một hồ rộng
10 ha cũng đủ khiến cá trong hồ này trở nên không an toàn cho tiêu thụ. Chì và
cadmium cũng là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô của động vật và
con người, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, gây rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ
thần kinh, có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
Một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW cũng sẽ sản sinh ra 225 pound
(hơn 100kg) thạch tính mỗi năm. Những người uống nước có 50 phần tỉ là thạch tín
có nguy cơ phát triển bệnh ung thư cao hơn.
Than cũng chứa một lượng nhỏ các chất phóng xạ như uranium và thorium trong tro
bay. Các nhà nghiên cứu ước tính nồng độ chất phóng xạ tăng từ 0,03% lên mức
0,12% mỗi năm ở lớp đất bề mặt dày 30cm ở khu vực đất nằm xung quanh bán kính
20km của một nhà máy nhiệt điện than.
Nhiệt điện than đang thoái trào
Mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp cũng như nguy cơ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng của các nhà máy nhiệt nhiệt
than đã khiến nhiều nước dần tử bỏ .

Tin cùng loại