TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Sợi thay thế amiăng trắng

Sợi thay thế amiăng trắng

20:35 | 23/04/2023
Một Hội thảo của WHO về các Cơ chế của các Sợi gây ung thư và Đánh giá những chất Thay thế Amiăng trắng (100) được tổ chức tại IARC ở Lyon, Pháp, để hưởng ứng lời yêu cầu từ Ủy ban Đàm phán Liên Chính phủ cho Công ước Rotterdam về Quy trình Cho phép có báo trước đối với các Hóa chất độc hại và Thuốc trừ sâu trong Thương mại Quốc tế (INC). Các chất thay thế được Hội thảo của WHO bao gồm 12 chất thay thế amiăng trắng do INC xác định để được WHO ưu tiên xem xét gồm 2 chất từ danh mục thứ 2 do INC cung cấp để được xem xét nguồn lực cho phép và chất nữa có số liệu được đệ trình theo yêu cầu đối với “kêu gọi số liệu” của công chúng cho Hội thảo.
Các khía cạnh phương pháp luận
 
Hội thảo đã xây dựng một khuôn khổ để đánh giá tác hại dựa trên số liệu dịch tễ học, số liệu thí nghiệm trong cơ thể động vật về chất gây ung thư và tiềm năng gây bệnh xơ hóa phổi và thông tin thuyết cơ giới, số liệu genotoxicity (tính độc cho gen) và số liệu biopersistence (tồn tại sinh học) là các yếu tố quyết định về liều lượng ở địa bàn mục tiêu và những chỉ số có thể có về tiềm năng gây ung thư. Chú ý là các chất thay thế có thể được sử dụng với nhiều áp dụng khác nhau với những khả năng phơi nhiễm khác nhau, hoặc là một mình hoặc kết hợp với các chất khác, Hội thảo không thực hiện đánh giá nguy cơ mà chỉ giới hạn công việc vào đánh giá những nguy hại.
 
Hội thảo kết luận rằng các nghiên cứu dịch tễ học về sợi có thuận lợi rõ ràng hơn các nghiên cứu về độc chất có cả những nghiên cứu trên người. Chúng cũng có thuận lợi là nghiên cứu tác động của việc phơi nhiễm trong thế giới thực tiễn trong đó những tác động của những phơi nhiễm này có thể được giảm thiểu hoặc gia tăng bởi những yếu tố khác. Mặc dù có những thuận lợi rõ ràng này, sự có mặt hay vắng mặt những bằng chứng về nguy cơ từ những nghiên cứu dịch tễ học thường không trái ngược hay xóa bỏ những phát hiện của những nghiên cứu về độc chất học. Phiên giải những kết quả dịch tễ học này hoặc là dương tính hay không dương tính cần được xem xét cẩn thận về các khía cạnh điểm mạnh và điểm yếu của thiết kế nghiên cứu.
 
Phản ứng với chất gây ung thư ở những động vật thí nghiệm (ung thư phổi, ung thư trung biểu mô) và bệnh xơ hóa được coi là những tác động chính; gia tăng tế bào biểu mô và viêm nhiễm không được coi là các chỉ số quan trọng tương đương về mức độ nguy hại với sức khỏe con người. Từ những nghiên cứu với amiăng, rõ ràng là tính nhạy cảm của chuột với các khối u phổi do sợi amiăng gây ra trong các nghiên cứu về thở hít vào là thấp hơn rõ rang so với tính nhạy cảm đó của người. Điều này cũng đúng khi tác động có liên quan đến nồng độ phơi nhiễm và gánh nặng của phổi. Để so sánh, xét nghiệm sợi bằng tiêm ngoài màng bụng là một thực nghiệm hữu ích và nhạy cảm và cũng tránh các tác động ngoại ý/nhiễu của hạt bụi.
 
Về nguyên tắc, các sợi có thể có tác động với tất cả các bước phát triển khối u. Tuy nhiên, những tương tác này, những thí nghiệm genotoxicity trong cơ thể chủ yếu là chỉ thị của những tác động gây ung thư / genotoxic có trong những bước đầu tiên của khởi phát u. Những tác động liên quan đến tính bền vững sinh học của sợi (biopersistence) (v.d. “sự thực bào tồn đọng” liên tục”) và genotoxicity thứ cấp nảy sinh từ các loại phản ứng oxy và ni-tro và tiết chất gây phân dãn từ đại thực bào và các tế bào viêm nhiễm không được phát hiện trong những xét nghiệm genotoxicity thường quy được sử dụng. Vì vậy, những kết quả âm tính chỉ thị sự thiếu hụt genotoxicity ban đầu nhưng không loại trừ các tác động đến những bước tiếp theo của chất gây ung thư.
 
Thành phần hóa chất của vật liệu thay thế là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến các đặc tính về cấu trúc cũng như lý hóa như diện tích bề mặt, độ phản ứng bề mặt và độ hòa tan. Cần chú ý không chỉ đến các thành phần hóa học của sợi, bao gồm cả các thành phần chính và nhỏ, mà còn cả thành phần gây ô nhiễm hoặc kết hợp, bao gồm cả loại hình. Thế hệ cấp tiến mới không có sợi dễ dàng với thay đổi DNA và biến dị. Những đặc tính bề mặt là yếu tố khẳng định trong phản ứng viêm nhiễm. Đối với kích cỡ và độ lắng đọng, người ta có thể giả định rằng có liên tục sự thay đổi khả năng gây ung thư của những sợi có thể hô hấp được và gia tăng độ dài.
 
Biopersistence của sợi làm tăng gánh nặng của mô và vì thế có thể làm tăng độc tính có trong sợi. Đối với sợi thủy tinh nhân tạo, có bằng chứng với động vật thí nghiệm là tiềm năng gây ung thư gia tăng với biopersistence. Tuy nhiên, điều này chưa được thể hiện đối với các sợi khác. Đối với tất cả các sợi, sợi phải có thể hít thở được để tạo nên sự nguy hại đáng kể.
 
Khả năng hô hấp được chủ yếu được xác định bằng đường kính và mật độ; và vì vậy, với đường kính đã biết, một mật độ cụ thể cao hơn có liên quan đến tính hô hấp được thấp hơn (chú ý là mật độ cụ thể của hầu hết sợi hữu cơ là thấp hơn mật độ cụ thể của sợi vô cơ).
 
Đánh giá nguy hại
 
Hội thảo quyết định tạm nhóm các chất thay thế thành các nhóm gây nguy hại mức cao, trung bình, và thấp. Tuy nhiên, đối với một số chất thay thế, không có đủ thông tin để rút ra bất kỳ kết luận nào về sự nguy hại; trong những trường hợp này, hội thảo phân loại sự nguy hại thành vô định (một loại không so sánh được với các nhóm khác). Các nhóm nguy hại cao, trung bình và thấp cần được xem xét liên quan đến nhau và không có tham chiếu đến các tiêu chí hay định nghĩa chính thư như vậy. Điều quan trọng cần chú ý là đối với từng chất thay thế, kích cỡ của sợi trong các sản phẩm thương mại có sẵn có thể thay đổi, và hội thảo không đánh giá những thay đổi này. Các chất thay thế được liệt kê dưới đây theo thứ tự chữ cái:
 
para-Aramid tạo ra sợi có thể hô hấp với các kích thước tương tự như những sợi gây ung thư đã biết. Sợi p-Aramid đã gây nên tác động đối với phổi trong các nghiên cứu hô hấp của động vật. Biopersistence đã được chú ý. Hội thảo đã xem xét coi nguy hại đối với sức khỏe con người là ở mức trung bình.
 
Phần lớn trầm tích tự nhiên chứa sợi attapulgite dài dưới hơn 5 μm; tại nơi làm việc, độ dài trung bình là nhỏ hơn 0.4 μm. Nguy hại do phơi nhiễm với attapulgite có thể hô hấp được có khả năng là cao đối với sợi dài và thấp đối với sợi ngắn. Đánh giá này chủ yếu là dựa trên các kết quả của những thí nghiệm hô hấp lâu dài ở động vật, trong đó những khối u được thấy với sợi dài; không có khối u được thấy trong nghiên cứu với sợi ngắn.
 
Đường kính nhỏ bé của sợi carbon là dao động từ 5 đến 15 μm. Phơi nhiễm tại nơi làm việc với sản xuất và chế biến là hấu hết với các sợi không hô hấp được. Hội thảo coi nguy hại từ phơi nhiễm hô hấp đối với những hạt này là thấp.
 
Hầu hết sợi cellulose là không hô hấp được; đối với những sợi này, nguy hại là thấp. Đối với những sợi hô hấp được, số liệu có sẵn không cho phép đánh giá nguy hại; nguy hại vì thế là vô định.
 
Các kích thước của graphite whiskers cho thấy khả năng hô hấp được cao, và chúng có thời gian bán thải dài ở phổi. Tuy nhiên, không có những thông tin hữu ích khác nữa nên nguy hại do phơi nhiễm hô hấp được coi là vô định.
 
Magnesium sulfate whiskers không gây ra khối u trong các nghiên cứu hạn chế về hô hấp và đặt nội khí quản, là âm tính trong các xét nghiệm hạn chế thời gian ngắn và được loại bỏ rất nhanh khỏi phổi. Nó cũng được bàn luận là liệu nhóm sự nguy hại nên là thấp hay là vô định. Trên cơ sở số liệu sẵn có, trong thời gian sẵn có, nhưng không đạt được đồng thuận.
 
Đối với sợi polyethylene, polyvinyl chloride và polyvinyl alcohol, số liệu không đầy đủ cho việc phân loại nguy hại và nhóm công tác vì vậy đã coi nguy hại là vô định.
 
Trong các cơ sở sản xuất sợi polypropylene, phơi nhiễm với các sợi hô hấp được xảy ra. Sau khi đặt nội khí quản, những sợi polypropylene hô hấp được là có độ biopersistent cao; tuy nhiên, không có xơ hóa nào được báo cáo trong một nghiên cứu động vật bán/tiểu mãn tính. Tuy nhiên, số liệu còn mỏng và mối nguy hại đối với sức khỏe con người tiềm ẩn được coi là vô định.
 
Hội thảo đã coi sợi potassium octatitanate là có khả năng gây ra một mối nguy hại cao đối với con người sau phơi nhiễm hít vào. Tại nơi làm việc, có phơi nhiễm với các sợi hô hấp được. Có tỷ lệ mắc ung thư trung biểu mô cao và một phần phụ thuộc liều sau khi tiêm trong màng bụng với 2 loại (tỷ lệ mắc cao cho thấy khả năng cao). Có bằng chứng của genotoxicity. Biopersistence cũng được ghi nhận.
 
Sợi thủy tinh nhân tạo giống như len (bao gồm len thủy tinh/ sợi thủy tinh, len khoáng, silicat thủy tinh có mục đích đặc biệt và sợi gốm chịu lửa) có chứa những sợi hô hấp được.  Đối với những sợi này, yếu tố quyết định chính của nguy hại là biopersistence, kích thước của sợi và các đặc tính lý hóa. Cần chú ý rằng số liệu dịch tễ học có sẵn không có đủ thông tin do những phơi nhiễm hỗn hợp (sợi thủy tinh) hoặc những hạn chế thiết kế. Dựa trên những nghiên cứu phơi nhiễm hô hấp hít vào, những nghiên cứu tiêm trong màng bụng và những nghiên cứu biopersistence, kết luận được đưa ra là nguy hại chất gây ung thư có thể thay đổi từ thấp, đến cao đối với sợi biopersistent và thấp đối với sợi phi biopersistent.
 
Wollastonite tự nhiên chứa các sợi hô hấp được. Trong các cơ sở lao động sản xuất, phơi nhiễm chủ yếu với sợi ngắn. Trong các nghiên cứu mạn tính, wollastonite không gây nên các khối u sau khi tiêm trong màng bụng ở động vật; tuy nhiên, các mẫu wollastonite là chủ động.dương tính trong các nghiên cứu khác nhau đối với genotoxicity. Sauk hi xem xét sự khác biệt rõ ràng này, kết luận đạt được là nguy hại có khả năng là thấp.
 
Trong một nghiên cứu hạn chế với cấy dưới da trong màng bụng, xonotlite không gây ra khối u. Sau khi tiêm trong màng bụng ở một nghiên cứu mạn tính, không thấy có viêm nhiễm hay phản ứng xơ hóa của phổi được quan sát. Thành phần hóa học của xonotlite là tương tự như wollastonite, nhưng nó bị đào thải nhanh hơn khỏi phổi. Hội thảo đã coi mối nguy hại đối với sức khỏe con người là thấp.
 
Nguồn: Internet
Tin cùng loại