TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Tác hại của Amiăng tới sức khỏe có thể bạn chưa biết?

Tác hại của Amiăng tới sức khỏe có thể bạn chưa biết?

10:51 | 23/04/2023
Amiăng xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng do ăn uống hoặc hít phải. Khi nuốt vào bị tích tụ lại và có thể gây ung thư màng phổi, thanh quản, buồng trứng, dạ dày và ruột, ung thư buồng trứng,… Nguy hiểm hơn, nếu nhiều hạt Amiăng trong phổi, nội bào gây tổn thương lâu dài, tạo ra khối u. Ban đầu, chúng chỉ là u lành nhưng trong quá trình biến đổi của cơ thể, khối u đó sinh sôi thành các khối u ác tính. Hiện được ước tính đây là nguyên nhân gây ra 255.000 ca tử vong mỗi năm
 
Amiăng là gì?
 
Amiăng là tên thương mại dùng chung cho các loại sợi khoáng. Trên thực tế, nó được chia thành hai nhóm chính: nhóm amphibole (sợi nâu, xanh) và nhóm serpentine (sợi trắng).
 
Mà trong nhóm serpentine hay còn được gọi là chrysotile (Amiăng trắng). Amiăng có dạng xoắn, xốp mềm, là loại sợi được sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp ngày nay. Chúng được xếp vào nhóm các chất có độ bền sinh học thấp hơn rất nhiều so với sợi len thủy tinh và len đá. Theo các nghiên cứu khoa học, sau khi thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Nó sẽ bị đào thải ra khỏi phổi trong vòng từ 0,3 – 11 ngày. Hoặc bị phân hủy bởi môi trường axit do các đại thực bào tạo ra.
 
Một số tính chất đặc trưng của Amiăng như sự hấp thụ âm thanh, độ bền kéo trung bình, giá cả và khả năng chống cháy, cách nhiệt và cách điện. Do đó, được sử dụng trong các ứng dụng như cách điện cho hệ thống dây điện và trong cách nhiệt xây dựng. Cụ thể là các ngành sản xuất các ống cách nhiệt, quần áo chống cháy cho cứu hoảm mái chống cháy, gạch lát sàn,…
 
Quần áo chống cháy được làm từ các sợi Amiang
Ảnh hưởng của Amiăng
Tác hại của Amiăng
 
Bụi Amiăng là chất rất trơ như mảnh vụn thủy tinh, Amiăng sợi rất mảnh nên khi người lao động khai thác, nghiền, chế tạo Amiăng, những hạt bụi rất nhỏ nhưng sắc cạnh đi vào trong phổi, có thể đi vào tận đáy phế nang hoặc vào các nội bào. Khi phổi co giãn liên tục, các sợi amiang tạo thành vết thương. Cơ thể tiết ra chất bọc lấy dị vật để dị vật không tiếp tục gây thương vong cho các bộ phận khác.
 
Tác dụng đến thanh quản
 
Phơi nhiễm Amiăng cũng đã được tìm thấy làm tăng đáng kể tỷ lệ viêm thanh quản trong một số ít nghiên cứu.
 
Hệ thống miễn dịch
 
Đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của phơi nhiễm amiăng đối với hệ thống miễn dịch. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng chức năng hệ thống miễn dịch bị giảm ở những người lao động mắc bệnh bụi phổi Amiăng.
 
Tác động tới phổi
 
Bệnh bụi phổi Amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi Amiăng. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu tiếp xúc với Amiăng cho đến khi phát bệnh có thể kéo dài 20 – 30 năm. Bệnh bụi phổi Amiăng có thể gây ra bệnh ở phổi hoặc ở lớp màng phổi (lớp mô bao phủ phổi), ví dụ như là dày dính màng phổi, tràn dịch màng phổi và ung thư màng phổi (u trung mô ác tính). Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
 
Amiang là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi
Amiăng thường xuất hiện ở đâu?
Các nhà máy sản xuất
 
Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi Amiăng phát tán trong môi trường. Điển hình là các công việc phát sinh bụi chủ yếu trong quy trình sản xuất.
 
Vì vậy, công nhân khi tham gia khai thác, sản xuất, chế biến Amiăng nên được bảo hộ tốt để không hít phải bụi. Người dân sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa Amiăng (tấm lợp, má phanh…), khi có các biểu hiện bệnh cần đi khám và báo cho các cơ quan có thẩm quyền (môi trường, y tế). Để kiểm tra, xử lý và điều trị bệnh kịp thời.
 
Các sản phẩm
 
Ngoài các nhà máy sản xuất ra, trong một số sản phẩm mĩ phẩm cũng có chứa Amiăng. Kể cả các sản phẩm cho người lớn hay trẻ nhỏ.
 
Amiăng được phát hiện trong một số sản phẩm mĩ phẩm
 
Nguồn: Internet
Tin cùng loại