Kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế cho thấy việc phơi nhiễm lâu ngày với ô nhiễm không khí tỷ lệ thuận với số lượng ca mắc/tử vong do nhiễm Covid-19 - môi trường không khí càng ô nhiễm, tốc độ bùng phát dịch Covid-19 càng cao. Phát triển nhiệt điện than là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, từ đó làm tăng tính dễ bị tổn thương bởi Covid-19.
Virus Corona xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sau đó, bùng phát nhanh chóng trên toàn cầu [1]. Tính đến ngày 17/6/2021, trên thế giới có 177 triệu ca nhiễm và 3,83 triệu trường hợp tử vong do mắc Covid-19 [2]. Riêng ở Việt Nam, có 11.794 ca nhiễm và 61 trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại con người vẫn chưa khống chế được sự bùng phát (lây lan, chết) do loại virut này gây ra. Đây là vấn đề nhức nhối và đang thu hút nhiều sự quan tâm của cả loài người.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sự bùng phát Covid-19 có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Chiến lược kiểm soát dịch bệnh, tuân thủ các chiến lược kiểm soát [3,4], khoảng cách xã hội [5], mật độ dân số [6], độ tuổi [7] điều kiện kinh tế xã hội [6], thời tiết [8-11], cũng như ô nhiễm không khí (ONKK).
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu về mối tương quan giữa ONKK và bùng phát Covid-19. Kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế cho thấy việc phơi nhiễm lâu ngày với ONKK tỷ lệ thuận với số lượng ca mắc/tử vong do nhiễm Covid-19 - môi trường không khí càng ô nhiễm, tốc độ bùng phát dịch Covid-19 càng cao. Trung bình, cứ tăng 1μg/m3 PM2.5, NO2, hoặc O3 trong không khí, người dân phơi nhiễm lâu ngày với môi trường này sẽ có tỷ lệ tử vong do nhiễm Covid-19 tăng lên lần lượt là 7,34%, 2,15% hoặc 1% [12-18]. Nếu nồng độ PM10 trong không khí tăng 1 μg/m3, số lượng ca nhiễm Covid-19 của người dân sẽ tăng 4,5% [14, 17, 19].
Mối tương quan thuận giữa ONKK và tỷ lệ lây nhiễm/tử vong do Covid-19 được các nhà khoa học giải thích dựa trên hai cơ chế: cơ chế vật lý và cơ chế sinh học. Theo cơ chế vật lý, virus Covid-19 có thể bám trên bề mặt các hạt bụi mịn PM2.5, PM10 để phát tán xa hơn trong không khí, từ đó làm gia tăng khả năng lây nhiễm [5]. Theo cơ chế sinh học, việc phơi nhiễm lâu ngày với các chất ONKK sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, như làm gia tăng các bệnh: ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, rối loạn chức năng phổi/hen suyễn, phản ứng phế quản [20, 21]. Khi sức khỏe con người bị tác động tiêu cực bởi việc phơi nhiễm ONKK lâu ngày sẽ có sức đề kháng với virus Covid-19 kém hơn so với những người sinh sống trong môi trường ít bị ONKK, từ đó sẽ làm tăng khả năng bị lây nhiễm/tử vong so với những người có sức khỏe tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ thải ra môi trường không khí nhiều chất thải nguy hại. Quá trình đốt than ở các nhà máy nhiệt điện thải ra 84/187 chất thải nguy hại trong không khí (được xác định bởi Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) [22]. Các chất ô nhiễm nguy hại được tìm thấy như SO2, NO2, CO, As, Hg, Be, Cd, Pb, Mn, Ni, và bụi mịn (PMx). Nhiều nghiên cứu khác ở Ấn Độ, Trung Quốc hay châu Âu cũng cảnh báo rằng “việc đốt than đã phát thải nhiều chất ô nhiễm nguy hại ra môi trường không khí” [23-28].
Tại Việt Nam, nhiệt điện than hiện đang là nguồn cung cấp điện chủ đạo. Công suất lắp đặt của các nhà máy nhiệt điện than đã tăng đáng kể từ khoảng 3 GW năm 2010 lên 20,2 GW năm 2019 (chiếm khoảng 36% tổng công suất điện lắp đặt) [1,2]. Tổng sản lượng điện phát của các nhà máy điện than năm 2019 khoảng 120 tỷ kWh, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện phân phối [3]. Hiện tại, ở Việt Nam có 32 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, hầu hết các nhà máy này nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, gần các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, có 8 nhà máy đang được xây dựng và 27 nhà máy nằm trong kế hoạch (Hình 1).
Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường không khí. Tại 100% các cơ sở khai thác và chế biến than, nồng độ bụi trong không khí cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam từ 30 đến 300 lần [29]. Các cuộc khảo sát người dân sống tại các tỉnh có nhà mà nhiệt điện than như: Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tỉnh, Trà Vinh, Bình Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương… đều cho rằng chất lượng không khí ngày càng xấu đi kể từ khi dự án nhiệt điện than đi vào hoạt động [29]. Theo quy hoạch, đến năm 2030 tổng công suất lắp đặt các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam sẽ là 16.961MW, cao hơn 19% so với năm 2020 (14.281 MW). Do đó, nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than thì việc chất lượng không khí sẽ tiếp tục bị tác động mạnh hơn nữa là điều khó tránh khỏi. Theo kết quả mô phỏng, nếu phát triển nhiệt điện than theo quy hoạch này thì nồng độ các chất SO2, NOx, và PM2.5 được thải ra môi trường trong năm 2030 sẽ cao hơn năm 2011 lần lượt 7, 8.6 và 7 lần [32].
Như đề cập ở trên, việc phơi nhiễm lâu ngày với môi trường ô nhiễm không khí sẽ làm gia tăng khả năng bùng phát Covid-19. Việc tiếp tục phát triển nhiệt điện than sẽ dẫn đến gia tăng ô nhiễm môi trường không khí, từ đó sẽ góp phần làm gia tăng tính dễ bị tổn thương bởi Covid-19. Đây là một trong những yếu tố cần được lưu tâm trong quá trình ra quyết định liên quan đến quy hoạch phát triển nhiệt điện than ở Việt Nam.
Hình 1. Hình minh họa vị trí và công suất các nhà máy nhiệt điện than Việt Nam
[1] C. Huang, Y. Wang, X. Li, L. Ren, J. Zhao, Y. Hu, L. Zhang, G. Fan, J. Xu, X. Gu - Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China, The lancet, 395 (2020) 497-506.
[2] Wikipedia, COVID-19 pandemic, in, 2020.
[3] M.U. Kraemer, C.-H. Yang, B. Gutierrez, C.-H. Wu, B. Klein, D.M. Pigott, L. Du Plessis, N.R. Faria, R. Li, W.P. Hanage - The effect of human mobility and control measures on the COVID-19 epidemic in China, Science, 368 (2020) 493-497.
[4] K. Prem, Y. Liu, T.W. Russell, A.J. Kucharski, R.M. Eggo, N. Davies, S. Flasche, S. Clifford, C.A.B. Pearson, J.D. Munday, S. Abbott, H. Gibbs, A. Rosello, B.J. Quilty, T. Jombart, F. Sun, C. Diamond, A. Gimma, K. van Zandvoort, S. Funk, C.I. Jarvis, W.J. Edmunds, N.I. Bosse, J. Hellewell, M. Jit, P. Klepac - The effect of control strategies to reduce social mixing on outcomes of the COVID-19 epidemic in Wuhan, China: a modelling study, The Lancet Public Health, 5 (2020) e261-e270.
[5] L. Setti, F. Passarini, G. De Gennaro, P. Barbieri, M.G. Perrone, M. Borelli, J. Palmisani, A. Di Gilio, P. Piscitelli, A. Miani - Airborne transmission route of COVID-19: why 2 meters/6 feet of inter-personal distance could not Be enough, International Journal of Environmental Research and Public Health, 17 (2020) 2932.
[6] R.Y.-N. Chung, D. Dong, M.M. Li - Socioeconomic gradient in health and the Covid-19 outbreak, BMJ, 369 (2020).
[7] F. Zhou, T. Yu, R. Du, G. Fan, Y. Liu, Z. Liu, J. Xiang, Y. Wang, B. Song, X. Gu - Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: a retrospective cohort study, The lancet, (2020).
[8] R. Tosepu, J. Gunawan, D.S. Effendy, L.O.A.I. Ahmad, H. Lestari, H. Bahar, P. Asfian - Correlation between weather and Covid-19 pandemic in Jakarta, Indonesia, Science of The Total Environment, 725 (2020) 138436.
[9] M. Ahmadi, A. Sharifi, S. Dorosti, S. Jafarzadeh Ghoushchi, N. Ghanbari - Investigation of effective climatology parameters on COVID-19 outbreak in Iran, Science of The Total Environment, 729 (2020) 138705.
[10] M.F. Bashir, B. Ma, Bilal, B. Komal, M.A. Bashir, D. Tan, M. Bashir - Correlation between climate indicators and COVID-19 pandemic in New York, USA, Science of The Total Environment, 728 (2020) 138835.
[11] J. Liu, J. Zhou, J. Yao, X. Zhang, L. Li, X. Xu, X. He, B. Wang, S. Fu, T. Niu, J. Yan, Y. Shi, X. Ren, J. Niu, W. Zhu, S. Li, B. Luo, K. Zhang - Impact of meteorological factors on the COVID-19 transmission: A multi-city study in China, Science of The Total Environment, 726 (2020) 138513.
[12] G. Konstantinoudis, T. Padellini, J. Bennett, B. Davies, M. Ezzati, M. Blangiardo - Long-term exposure to air-pollution and COVID-19 mortality in England: A hierarchical spatial analysis, Environment International, 146 (2021) 106316.
[13] M. Petroni, D. Hill, L. Younes, L. Barkman, S. Howard, I.B. Howell, J. Mirowsky, M.B. Collins - Hazardous air pollutant exposure as a contributing factor to COVID-19 mortality in the United States, Environmental Research Letters, 15 (2020) 0940a0949.
[14] M. Travaglio, Y. Yu, R. Popovic, L. Selley, N.S. Leal, L.M. Martins - Links between air pollution and COVID-19 in England, Environmental Pollution, 268 (2021) 115859.
[15] Y. Wu, Q. Zhan, Q. Zhao - Long-term air pollution exposure impact on COVID-19 morbidity in China, Aerosol and Air Quality Research, (2020).
[16] M.A. Cole, C. Ozgen, E. Strobl - Air Pollution Exposure and Covid-19 in Dutch Municipalities, Environmental and Resource Economics, 76 (2020) 581-610.
[17] M. Saez, A. Tobias, M.A. Barceló - Effects of long-term exposure to air pollutants on the spatial spread of COVID-19 in Catalonia, Spain, Environ Res, 191 (2020) 110177.
[18] E.S. Coker, L. Cavalli, E. Fabrizi, G. Guastella, E. Lippo, M.L. Parisi, N. Pontarollo, M. Rizzati, A. Varacca, S. Vergalli - The Effects of Air Pollution on COVID-19 Related Mortality in Northern Italy, Environmental and Resource Economics, 76 (2020) 611-634.
[19] Y. Yao, J. Pan, W. Wang, Z. Liu, H. Kan, Y. Qiu, X. Meng, W. Wang - Association of particulate matter pollution and case fatality rate of COVID-19 in 49 Chinese cities, Science of the Total Environment, 741 (2020) 140396.
[20] P. Zhou, X.-L. Yang, X.-G. Wang, B. Hu, L. Zhang, W. Zhang, H.-R. Si, Y. Zhu, B. Li, C.-L. Huang - A pneumonia outbreak associated with a new coronavirus of probable bat origin, nature, 579 (2020) 270-273.
[21] M.E. Munawer - Human health and environmental impacts of coal combustion and post-combustion wastes, Journal of Sustainable Mining, 17 (2018) 87-96.
[22] P. Billings - Emission of hazardous air pollutants from coal-fired power plants, Environ. Health & Eng, (2007).
[23] M. Mandalakis, Ö. Gustafsson, T. Alsberg, A.-L. Egebäck, C.M. Reddy, L. Xu, J. Klanova, I. Holoubek, E.G. Stephanou - Contribution of biomass burning to atmospheric polycyclic aromatic hydrocarbons at three European background sites, Environmental science & technology, 39 (2005) 2976-2982.
[24] D. Gupta - Environmental aspects of selected trace elements associated with coal and natural waters of Pench Valley coalfield of India and their impact on human health, International Journal of Coal Geology, 40 (1999) 133-149.
[25] Y. Chen, G. Zhi, Y. Feng, J. Fu, J. Feng, G. Sheng, B.R. Simoneit - Measurements of emission factors for primary carbonaceous particles from residential raw‐coal combustion in China, Geophysical Research Letters, 33 (2006).
[26] J. Ribeiro, D. Flores, C.R. Ward, L.F. Silva - Identification of nanominerals and nanoparticles in burning coal waste piles from Portugal, Science of the Total Environment, 408 (2010) 6032-6041.
[27] G. Liu, L. Zheng, N.S. Duzgoren-Aydin, L. Gao, J. Liu, Z. Peng, Health effects of arsenic, fluorine, and selenium from indoor burning of Chinese coal, in: Reviews of environmental contamination and toxicology, Springer, 2007, pp. 89-106.
[28] R.B. Finkelman, H.E. Belkin, B. Zheng - Health impacts of domestic coal use in China, Proceedings of the National Academy of Sciences, 96 (1999) 3427-3431.
[29] Minh Hà-Dương, Trương An Hà, Nguyễn Hồng Nam, Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, Báo cáo tổng hợp về Tác động môi trường và xã hội của than và nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam, in, Hà Nội, 2016, pp. 48.
[30] S.N. Koplitz, D.J. Jacob, M.P. Sulprizio, L. Myllyvirta, C. Reid - Burden of disease from rising coal-fired power plant emissions in Southeast Asia, Environmental science & technology, 51 (2017) 1467-1476.
Nguồn: Greenid