1. MỞ ĐẦU
Amiăng được sử dụng đã hơn 2000 năm, theo tiếng Ý “Amiantus” và tiếng Hy Lạp cổ đại “Asbestos” có nghĩa là “không thể phá huỷ” đó cũng là tính chất của nó. Mỏ amian đầu tiên của thế giới được khai thác nằm ở hòn đảo Ewoia của Hy Lạp cổ đại.
Amiang là một nhóm các chất khoáng silicat trong thiên nhiên, ở dạng sợi và chúng có khả năng chia nhỏ thành nhiều sợi mảnh hơn. Amiăng được sử dụng rất rộng rãi để sản xuất các vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt dùng trong xây dựng, đóng tàu biển, tàu ngầm, chế tạo vỏ bọc cho các thiết bị chịu nhiệt độ cao (nồi hơi, lò nung), các đường ống ngầm…
Mặc dù có nhiều công dụng , nhưng ngay từ những nền văn minh đầu người ta đã phỏng đoán rằng amiăng là nguyên nhân của các vấn đề phổi của những người làm việc trong các mỏ, nơi amiăng được chiết xuất hoặc những người kéo thành sợi và dệt nên vải amiăng. Đặc biệt, nhà triết học và nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder, năm 79 trước CN đã lưu ý trong bài viết của mình về những người nô lệ khai thác amiăng bị mắc một căn bệnh ở phổi và qua đời ở tuổi trẻ.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), với con số thông kê từ các nước phát triển,hàng năm, số người chết do các bệnh liên quan đến amiang là hơn 100.000 người. Tỷ lệ người chết do mắc các bệnh liên quan đến amiang giai đoạn 1996-2005 được ghi nhận là cao nhất ở các nước Bắc Âu và châu Đại Dương: Australia và Newzeland hàng năm có khoảng 560-580 người chết; nước Đức trên 900 người /năm; Anh: 660-700 người/năm; Italia : 950-1000người /năm; Bỉ : 150-160 người/năm…
Về mặt y học, dựa theo các công trình nghiên cứu độc lập khác nhau của các nhà khoa học tại: Anh, Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Australia, WHO đã kết luận, amiang là nguyên nhân duy nhất dẫn tới U trung biểu mô (và cho tới nay chưa xác định được nguyên nhân khác).WHO cho biết tỷ lệ mắc bệnh UTBM hiện nay giao động trong khoảng từ 14 đến 35 trường hợp/1triệu dân/năm tại 11 nước công nghiệp phát triển.
-
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG AMIANG CỦA THẾ GIỚI
2.1. Tình hình sản xuất
Bảng 1. Những nước sản xuất amiang nhiều nhất thế giới năm 2015
STT |
Nước |
2008 |
2015 |
Tấn |
% so với TG |
Tấn |
% so với TG |
1 |
Nga |
725.000 |
37 |
1.000.000 |
50,31 |
2 |
Trung Quốc |
318.000 |
16,5 |
420.000 |
21,13 |
3 |
Brazil |
190.138 |
9,5 |
306.500 |
15,42 |
4 |
Kazakhstan |
214.600 |
11 |
241.200 |
12,13 |
5 |
Ấn Độ |
20.667 |
1 |
20.000 |
1,00 |
6 |
Canada |
307.836 |
16 |
0 |
0 |
7 |
Zimbabwe |
134.442 |
7 |
0 |
0 |
Tổng số sản xuất của TG |
2.038.780 |
|
1.987.800 |
|
Nguồn: Theo USGS, 2016
2.2. Về tiêu thụ amiang
Liên tục nhiều năm Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu, chiếm khoảng 25% lượng tiêu thụ amiang của thế giới, >500.000 tấn/năm. Nga tuy là nước sản xuất amiang nhiều nhất thế giới nhưng mức tiêu thụ đang giảm dần. Năm 2008 đứng thứ 2 thế giới nhưng năm 2010 đứng thứ 3 và 2015 đứng thứ 4.
Việt Nam từ 10 năm nay luôn đứng trong tốp 10 nước tiêu thụ amiang nhiều nhất thế giới.
Bảng 2. Tám nước tiêu thụ amiang nhiều nhất thế giới (năm 2015)
STT |
Nước |
Lượng amiang tiêu thụ (tấn) |
Xếp hạng |
1 |
Trung Quốc |
530.834 |
1 |
2 |
Nga |
155.476 |
4 |
3 |
Ấn Độ |
493.086 |
2 |
4 |
Brazil |
167.602 |
3 |
5 |
Thailand |
58.008 |
6 |
6 |
Ukraine |
42.000 |
8 |
7 |
Sri Lanka |
54.704 |
7 |
8 |
Việt Nam |
78.909 |
5 |
Tổng số tiêu thụ amiang của thế giới |
1.961.728 |
|
Một số nước cũng tiêu thụ nhiều, nhưng không có số liệu là: Indonesia, Kazakhstan
Nguồn: Theo USGS, 2016
2.3. Về tình hình cấm sử dụng
Bắt đầu từ năm 1972 khi Đan Mạch khởi đầu cho việc cấm sử dụng amiang trong xây dựng, các nước trên thế giới đã lần lượt cấm từng phần, từng loại rồi cấm toàn bộ sử dụng amiang. Có nước chia ra từng giai đoạn ( lộ trình) cấm, có nước cấm ngay. Việc cấm amiang không chỉ ở nước công nghiệp, tiên tiến (toàn bộ EU, các nước Bắc Âu, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) mà cả các nước đang phát triển như Algeria, Uruguay, Jordan, Mozambic, Hondurat, Gabon, New Caledonia...
Hiện nay trên thế giới có đã có 65 quốc gia có lệnh cấm toàn bộ hoặc một phần, 56 nước đã cấm hoàn toàn amiang trong sản xuât. Đặc biệt trong số đó có Canada (2017), là nước vốn xuất khẩu amiang nay đã cấm.
Nếu trước năm 2000, sản lượng amiang trắng của bốn nước Ấn độ, Nga, Brazil và Kazakhstan chỉ chiếm chưa đến 50% thì từ năm 2010 đến nay, do các nước khác ngừng khai thác và sản xuất, nên sản lượng của 4 nước này chiếm từ 94% đến 99%. Nga là nước sản xuất nhiều nhất, chiếm 53,3% của thế giới năm 2015. Số lượng các quốc gia sử dụng amiang cũng giảm 53% tính từ năm 2000. Đến năm 2015, chỉ còn 25 quốc gia sử dụng hơn 1000 tấn amiang mỗi năm.
Năm 2015 theo WHO có 124 quốc gia đã cấm hoặc không tiêu thụ amiang (việc nói có 139 quốc gia chưa cấm sử dụng amiang là tính cả tới các quốc gia không có mỏ amiang và cũng không nhập khẩu amiang).
2.4. Về ảnh hưởng đến sức khỏe
Từ năm 1906 Vương Quốc Anh đã phát hiện ra bệnh bụi phổi amiang, ở Mỹ là năm 1918 và ở Nhật Bản là năm 1929. Đến năm 1935 Vương Quốc Anh đã phát hiện ra các trường hợp ung thư phổi ; ở Mỹ là năm 1935; Mỹ là năm 1960 và Nhật Bản là 1973 (Sugio Furuya, Nhật Bản). và cũng bắt đầu từ đó loài người phải đương đầu với căn bệnh chết người liên quan đến amiang.
Các nhà y học đã chứng minh rằng, U trung biểu mô (UTBM) ác tính có liên quan chặt chẽ với lượng amiang tiêu thụ. Năm 2004 TS. Antti Tossavainen trong bài: “Sử dụng amiang trên toàn cầu và tỷ lệ mắc bệnh UTBM” đăng trên tạp chí sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường ( International Journal on Occupational and environmental Health, 1-3/2004) viết: ở các nước Tây Âu, Scandinavia, Bắc Mỹ và Úc việc sản xuất và sử dụng amiang đạt mức đỉnh vào những năm 1970 và hậu quả là tỷ lệ mắc bệnh UTBM hiện nay giao động trong khoảng từ 14 đến 35 trường hợp/1triệu dân/năm tại những nước đó.
Tỷ lệ người chết giai đoạn 1996-2005 được ghi nhận là cao nhất ở các nước Bắc Âu và châu Đại Dương:
-
Các nước bị nhiều nhất là: Úc-New Zealand ( 21,2 người chết/ 1triệu dân/năm); Italia (16,3), Bỉ (15,3), Phần Lan (12,3), Na Uy (11,3), Đức (11,2), Vương Quốc Anh (10,8);
-
Tỷ lệ người chết vì bệnh amiang cũng tăng cao ở các nước: Hy Lạp, CH Séc, Nhật Bản, Italia và Vương Quốc Anh.
Theo nhóm các nhà khoa học tại viện An toàn và sức khỏe nghề nghiệp thuộc Bộ y tế Mỹ (NIOSH,CDC- Malignant Mesothelioma Mortality - United States 2015), Ở một số nước, thiếu các số liệu về UTBM có thể là sai sót cố tình; ở các nước khác có thể do thiếu năng lực khám, chẩn đoán hoặc phát hiện bệnh. Có những nước phát triển, tiềm năng khoa học mạnh, như Canada chẳng hạn, trong hơn 100 năm luôn là một trong những nước dẫn đầu về khai thác amiang nhưng họ cũng chẳng có các trung tâm đăng ký ung thư quốc gia hoặc đăng ký UTBM quốc gia. Các nhà quan sát Canada cho rằng sơ suất đó là 1 phần trong chính sách của họ. Nói một cách khác, nếu cộng đồng không biết thì cũng đừng động chạm đến sự ủng hộ của chính phủ liên bang tới ngành công nghiệp amiang. Hay ở Ấn Độ, một đất nước mà bao nhiêu amiang cũng không thể thoả mãn, UTBM hầu như chẳng bao giờ được đề cập đến, còn nếu có thì cũng chẳng có quy trình nào để có thể thu thập được dữ liệu.
Nguồn: Internet