|
Ảnh minh hoạ
|
Đồng thời, thiết lập cơ chế điều phối hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong suốt quá trình chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận; chuẩn bị kỹ lưỡng về năng lực của đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác đàm phán…
Thực hiện mục tiêu trên, Đề án đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể như: Xây dựng năng lực chuẩn bị đàm phán; thu thập thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu; bố trí nguồn lực công tác chuẩn bị đàm phán; huy động nguồn lực quốc tế đẩy mạnh nghiên cứu, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới về ô nhiễm nhựa đại dương…
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện Đề án; xây dựng Báo cáo quốc gia về rác thải nhựa đại dương làm cơ sở xây dựng lập trường của Việt Nam trong đàm phán Thỏa thuận. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngoại giao và các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, đánh giá các quy định pháp luật trong và ngoài nước về quản lý chất thải nhựa và rác thải đại dương để chuận bị cho việc xây dựng Thỏa thuận. Mặt khác, chuẩn bị thủ tục đề xuất đàm phán, ký kết Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương…
Nguồn: Ỉnternet