TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Vùng Thủ đô phối hợp quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Vùng Thủ đô phối hợp quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

11:24 | 23/04/2023
Điều này được quy định tại Nghị định số 91/2021/NĐ-CP, áp dụng cho tất cả các tỉnh, thành thuộc Vùng Thủ đô gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Cụ thể, Nghị định số 91/2021 quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.
Trong đó, tập trung phối hợp ở các lĩnh vực như: Quy hoạch xây dựng; Phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; Phát triển khoa học và công nghệ; Quản lý và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý đất đai; Quản lý dân cư và phát triển, quản lý nhà ở; Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Phát triển và quản lý hệ thống giao thông vận tải; Bảo tồn và phát triển văn hóa, lịch sử, du lịch.
 

Các Bô ngành, địa phương trong Vùng Thủ đô phối hợp bảo vệ môi trường, quản lý dân cư

Đồng thời, việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn Vùng Thủ đô phải được phối hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, trong đó, các lĩnh vực chủ yếu cần phải hợp gồm: Kết nối hệ thống giao thông; hạ tầng thông tin và truyền thông; Hệ thống cung cấp nước sạch và sử dụng nguồn nước; Xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; Quản lý chất lượng môi trường không khí; Khu du lịch; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học, các bệnh viện và xử lý ô nhiễm môi trường.

Về đầu tư, các lĩnh vực phối hợp chủ yếu gồm: Xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; Kiểm soát chất lượng môi trường không khí; Khí tượng thủy văn; Xây dựng hệ thống đường giao thông liên kết vùng, đường cao tốc, cảng hàng không; Hạ tầng thông tin và truyền thông; Phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất; Cơ sở hạ tầng trong khu du lịch quốc gia; Xây dựng và phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo chất lượng cao, hệ thống cơ sở dữ liệu; Phát triển hệ thống các trung tâm y tế chất lượng cao, trung tâm y tế vùng, trung tâm văn hóa, thể thao vùng.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xâ dựng kế hoạch, chương trình, danh mục dự án đầu tư xây dựng về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, triển khai thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn có tính chất liên vùng.

Đồng thời, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô thực hiện các nội dung phối hợp trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nguồn: NLĐ

 

Tin cùng loại