TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Tin tức đó đây » Ấn Độ: Nguy cơ tuyệt chủng loài hổ ở mức kỷ lục

Ấn Độ: Nguy cơ tuyệt chủng loài hổ ở mức kỷ lục

09:14 | 11/04/2023
Cơ quan Bảo tồn hổ quốc gia (NTCA) Ấn Độ cho biết một kỷ lục buồn mới được xác lập với 126 cá thể hổ có nguy cơ tuyệt chủng đã chết trong năm 2021 tại nước này. Theo Cơ quan bảo tồn cọp quốc gia Ấn Độ (NTCA), trường hợp cọp chết gần đây nhất được ghi nhận là vào ngày 29-12 tại bang Madhya Pradesh. Bang này có 526 con cọp vào năm ngoái, nhưng sang năm nay đã mất 41 con và là bang có số cọp chết nhiều nhất năm 2021, theo tờ Times Of India.

Có 60/126 con cọp chết trong năm qua vì bị săn trộm, tai nạn hoặc xung đột môi trường sống với con người. Các chuyên gia tin rằng số cọp chết có thể cao hơn vì nhiều con chết tự nhiên trong các khu rừng thường không được phát hiện và ghi nhận.


Nạn săn trộm là nguyên nhân dẫn đến con số này. (Ảnh minh họa)

Ấn Độ là nơi trú ngụ của khoảng 75% số lượng hổ trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 40.000 con hổ tại Ấn Độ vào năm 1947 nhưng việc săn bắn và môi trường sống biến mất đã làm giảm số lượng hổ tới mức thấp nguy hiểm.
Con người là tác nhân quan trọng xâm phạm đến môi trường sống của loài hổ. Khoảng 225 người đã thiệt mạng vì bị hổ tấn công trong giai đoạn từ năm 2014-2019.

Hiện Chính phủ Ấn Độ vẫn nỗ lực quản lý quần thể hổ tốt hơn và dành 50 môi trường sống trên khắp đất nước cho “chúa sơn lâm” cư trú.

Ấn Độ cùng 12 quốc gia khác đang nỗ lực thực hiện một hiệp định được ký kết năm 2010 nhằm nhân giống loài hổ lên gấp đôi vào năm 2022.

Đáng mừng vào năm 2020, Ấn Độ đã tuyên bố đạt được mục tiêu theo kế hoạch với số lượng ước tính khoảng 2.967 cá thể hổ vào năm 2018 so với mức thấp kỷ lục là 1.411 con trong năm 2006.

Cũng trong năm 2020, một nhóm bảo tồn hổ ghi nhận hổ đang có “sự trở lại đáng chú ý” ở phần lớn các nước Nam Á, cũng như Nga và Trung Quốc. Ví dụ tại bang Uttar Pradesh, có hơn 20 con cọp sống trong các cánh đồng mía hoặc các khu lâm nghiệp xã hội, tạo ra không ít thách thức cho việc bảo tồn cọp và bảo vệ người dân.

Nguồn: Internet

Tin cùng loại