TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Tộc người » Tỷ lệ các tín đồ là người Dân tộc thiểu số

Tỷ lệ các tín đồ là người Dân tộc thiểu số

09:25 | 25/04/2023

I-Một số Tôn giáo lớn ở Việt Nam

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ mấy ngàn năm trước và sẽ tồn tai lâu dài cùng với sự phát triển tiến bộ của loài người.

Ở Việt Nam có nhiều Tôn giáo, Sau đây là 6 Tôn giáo có số lượng tín đồ lớn.

I-ĐẠO PHẬT.

Đạo phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ I- Trước công nguyên. Đạo phật quan niệm Thế giới là hằng hà sa số các Pháp, tức là các vật hĩu hình và vô hình, có sự sống và không sự sống, thiện và ác; vạn vật luôn vận động biến đổi theo quy luật : sinh ,trưởng thành, thoái hóa, và diệt vong. Trong sinh có diệt, trong diệt có sinh, chết không phải là hết mà là duyên khởi cho một sự sinh thành mới.

Đạo phật quan niệm con người không phải do thần linh sáng tạo ra mà là một Pháp đặc biệt của thế giới vạn Pháp; con người cũng biến đổi theo quy luật sinh- lão- bệnh –Tử, khi chết linh hồn bất tử sẽ đầu thai vào một kiếp khác theo thuyết Nhân- Quả, Nghiệp báo và luân hồi. Con người ở kiếp này phải chịu quả báo của những việc họ làm ở kiếp trước, là Quả của kiếp trước và lại là Nhân của kiếp sau.

Một nội dung rất cơ bản của giáo lý Phật giáo là con người là bể khổ, khổ đau là vô tận; nguyên nhân của khổ đau là do 10 điều : Tham lam, giận dữ, si mê, kiêu ngạo, nghi ngờ, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Trong đó 3 nguyên nhân cơ bản nhất là Tham lam, giận dữ và si mê làm cho con người khổ đau. Để giải thoát phải diệt đế, tức là diệt Tham-Sân –Si.

Ngay từ thời kỳ mới hình thành, Phật giáo đã chia làm 2 phái : Phái Thượng tọa Trưởng lão và phái Đại chúng bộ.

Phái Thượng tọa Trưởng lão chủ trương bảo thủ Kinh-Luật-Luận như khi mới ra đời, còn phái Đại chúng bộ chủ trương cải tiến cho phù hợp theo thời đại, do phát triển rộng khắp nên phái này gọi là Đại thừa (cỗ xe lớn), còn phái Thượng tọa trưởng lão gọi là Tiểu thừa.

Phái Đại thừa đa số tryền vào các nước phía Bắc nên gọi là Phật giáo Bắc tông, vì Kinh điển dùng tạng Sancrit nên còn gọi là Phật giáo Sancrit; Phái Tiểu thừa chủ yếu truyền đến các nước phía Nam nên gọi là Phật giáo Nam tông, vì Kinh điển dùng tạng Pali nên còn gọi là Phật giáo Pali.

Phật giáo được truyền vào Việt nam từ những năm đầu công nguyên từ Ấn Độ sang bằng đường Biển. Đến thế kỷ thứ V,  Phật giáo đã truyền đến nhiều nơi trên cả nước, đã xuất hiện các nhà sư Việt Nam nổi tiếng như Huệ Thắng, Đạo Thiền, Đạo Cao, Pháp Minh…Từ thế kỷ thứ X nước ta bước vào thời kỳ độc lập, mở ra điều kiện thuận lợi cho Đạo Phật phát triển.

Năm 971, Đinh Tiên Hoàng đã triệu tập các vị Cao tăng để định rõ các chức danh. Thiền sư Ngô Chân Lưu (933-1011) là hậu duệ của Ngô Quyền được phong chức Tăng thống, đứng đầu Phật giáo cả nước.

Dưới triều đại nhà Trần, phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành tôn giáo chính thống của đất nước.  Trần Thái Tông vị vua đầu tiên của triều Trần đã giành nhiều thời gian nghiên cứu Phật học, trở thành nhà phật học có kiến thức uyên thâm, ông đã viết được 6 tác phẩm về Phật giáo. Đặc biệt là Vua Trần Nhân Tông, sau 15 năm trị vì, hai lần tổ chức kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, nhà Vua đã nhường ngôi cho con để lên núi Yên Tử xuất gia tu hành, trở thành Sư tổ của phái Thiền Trúc Lâm.

Trong giới phật giáo Việt nam có cộng đồng phật giáo Nam Tông của đồng bào Khmer ở Nam bộ. Tuy phật giáo Nam Tông xâm nhập vào cộng đồng người khmer khá sớm, nhưng phải đến thế kỷ VIII- XVII Phật giáo Nam tông mới cùng người Khmer xâm nhập vào vùng đất Nam bộ. Phật giáo Nam tông trở thành đặc trưng văn hóa, lối sống của đồng bào Khmer. Ngôi Chùa không chỉ là nơi sinh hoạt Tín ngưỡng mà còn là trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục và sinh hoạt cộng đồng.

Sau đại thắng mùa xuân 1975, các hệ phái Phật giáo cả nước đã tổ chức hội nghị đại biểu vào tháng 11/1981 để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hiện nay Phật giáo cả nước có hơn 10 triệu Phật tử, gần 47 ngàn Tăng Ni, 15 ngàn ngôi Chùa, có 4 Học Viện Phật giáo, có 5 cơ quan Báo chí.

II- ĐẠO CÔNG GIÁO.

Ki Tô giáo ra đời vào Thế kỷ V Trước công nguyên. Đế quốc La Mã, từ chỗ là một quốc gia chiếm hĩu nô lệ đã tiến hành chiến tranh xâm lược chiếm toàn bộ vùng Địa Trung hải, một vùng Châu á và Bắc Phi. Các cuộc khởi nghĩa của quần chúng lao khổ đều thất bại. Bị đàn áp và bị bóc lột dã man, quần chúng lao động bất lực và tuyệt vọng, họ chỉ còn biết trông chờ vào một lực lượng siêu nhiên, một đấng cứu thế để đánh đổ Đế quốc La Mã, xây dựng một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời của Đạo Ki tô.

Đến thế kỷ XI, một bộ phận Ki Tô ở phía đông La Mã đã tách ra lập Chính thống giáo. Đến thế kỷ XVI, lại xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo, hình thành một tôn giáo mới là Đạo Tin Lành. Cùng với phong trào cải cách Tin lành, Giáo hội ở nước Anh tách ra khỏi giáo triều Va Ti Can hình thành Anh giáo. Như vậy Đạo Ki Tô có 4 dòng chính là : Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo.

Giáo lý của Đạo Công giáo chứa đựng trong hai bộ Cựu ước và Tân ước. Bộ Cựu ước gồm 46 quyển nói về sự tạo dựng vũ trụ và con người của Thiên chúa, viết về các luật lệ, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của người Do Thái. Bộ kinh Tân ước gồm 27 quyển kể về cuộc đời, sự nghiệp, lời răn dạy của Chúa Giê Su và các môn đệ.

Tín điều căn bản nhất của Đạo công giáo là niềm tin vào Thiên chúa và sự mầu nhiệm của Thiên chúa. Thiên chúa là đấng hằng hĩu, có trước đời đời, có sau đời đời, có trước cả không gian và thời gian. Thiên chúa là đấng sáng tạo ra muôn loài.

Thiên chúa đã tạo ra ông A Đam và Bà E Va để sản sinh ra loài người, lúc đầu Thiên chúa cho loài người sống sung sướng, nhưng do Quỷ Sa tăng sai khiến Bà E va đã ăn phải trái cấm, Thiên chúa nổi giận phạt loài người mang tội tổ tông, phải lao động cực nhọc, và phải ốm đau, bệnh tật và chết. Để cứu rỗi loài người Thiên chúa phải phái Chúa con giáng thế bằng cách cho bà Ma ria mang thai để sinh ra chúa Giê Su.

Năm Chúa Giê Su 33 tuổi đã bị Vua Hê Rô Đê hành hình trên cây Thánh giá, sau khi Chúa Giê Su chêt ông đã trở về trời. Thiên chúa lại phái các Thánh thần xuống trần tập hợp các môn đệ để tiếp tục truyền đạo.

Dựa vào sách khâm định Việt sử thông giám cương mục, các nhà nghiên cứu lịch sử Tôn giáo ở Việt Nam đều lấy năm 1533 là dấu mốc Đạo công giáo truyền vào Việt nam; Thế kỷ XVI-XVII chủ yếu là các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, sang thế kỷ XVIII, đầu XIX thì chủ yếu là các nhà truyền giáo Pháp.

Các triều đại nhà Nguyễn, nhất là thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã ra nhiều sắc dụ cấm Đạo công giáo.

Khi Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và thỏa hiệp với Pháp cho Đạo công giáo tự do phát triển.

Sau hiệp định Giơ-ne-ve 1954, bọn địch đã kích động bà con giáo dân miền Bắc di cư vào Nam theo Chúa, thời kỳ này có gần 1 triệu giáo dân, hàng trăm linh mục đã di cư vào Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đại hội toàn thể giám mục Việt Nam từ ngày 24/4 đến ngày 01/5/1980 tại Hà Nội đã thành lập Hội đồng giám mục Việt Nam, nhiệm kỳ của Hội đồng giám mục là 3 năm.

Hiện nay Giáo hội công giáo Việt Nam có hơn 6 triệu giáo dân, hơn 4.000 linh mục, 44 giám mục, 16.000 tu sỹ nam, nữ, hơn 5.500 nhà Thờ.

III- ĐẠO TIN LÀNH.

Vào khoảng Thế kỷ XVI đã diễn ra một cuộc phân liệt lần thứ 2 trong Đạo Ki Tô, dẫn đến việc ra đời của Đạo Tin lành. Đó là cuộc cải cách Tôn giáo lớn, do sự khủng hoảng nghiêm trọng của chính Đạo Ki Tô. Khi Tôn giáo này tham vọng quyền lực trần thế, dẫn đến sa sút đạo đức của hàng ngũ giáo phẩm; sự xuất hiện của giai cấp Tư sản và phong trào văn hóa phục hưng đã châm ngòi cho cuộc cải cách Tôn giáo.

Phong trào cải cách Tôn giáo nổ ra đầu tiên Ở Đức, phê phán kịch liệt việc lợi dụng danh Đức chúa để bóc lột dân chúng, phê phán quyền lực trần thế của Giáo Hoàng. Sau đó lan sang Thụy Sĩ và các nước Châu Âu. Sau 30 năm đấu tranh quyết liệt đến khoảng giữa Thế kỷ XVII mới hình thành Đạo Tin Lành, tách ra khỏi Đạo Công giáo.

Giáo lý cơ bản của Đạo Tin lành vẫn dựa vào Kinh thánh, tuy nhiên có nhiều tín điều được sữa đổi, lược bỏ, tạo ra sự khác biệt với Đạo công giáo:

_ Đạo Tin lành cho Đức Mẹ Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh ra Chúa Giê Su, sau đó không còn đồng trinh nữa, do đó Đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sung bà Maria như Đạo Công giáo.

_Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, các Thánh Tông đồ,các Thánh tử vì Đạo, nhưng chỉ kính trọng, noi gương chứ không tôn sung, không thờ lạy như Đạo Công giáo. Đạo Tin lành không tôn sung và thực hiện việc hành hương về các Thánh địa, kể cả Giê ru sa lem, Núi Xi Nai, đến Thánh Phê rô, Phao lô.

_Đạo Tin lành không thờ lạy các tranh ảnh, hình tượng’

_ Đạo Tin lành cũng tin có Thiên đường và địa ngục, nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công cụ răn đe, trừng phạt đối với con người. Đạo Tin lành không tin có luyện ngục, nơi tạm giam các linh hồn chờ phán xét.

_ Đạo Tin lành quan niệm sự cứu rỗi là bởi lý trí đức tin, chứ không phải ở hình thức các nghi lễ, cách thức hành đạo, vì vậy nghi thức hành đạo của Tin lành đơn giản hơn Đạo Công giáo rất nhiều.

_ Trong 7 phép bí tích của Đạo Công giáo, Đạo Tin lành chỉ thừa nhận phép rửa tội, nhưng không phải xưng tội trong phòng kín với Linh mục mà người theo Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên chúa, không qua trung gian.

_Nhà thờ Đạo Công giáo được xây dựng đồ sộ, tốn kém, bài trí cầu kỳ, treo nhiều ảnh và tượng, còn nhà thờ Đạo Tin lành xây dựng theo phong cách hiện đại, nhưng đơn giản, không có tượng, ảnh mà chỉ có cây Thập giá, biểu tượng Chúa Giê su chịu nạn, nhiều nơi Đạo Tin lành còn dung phòng họp, hội trường, nhà tạm của Tín đồ làm nơi hành lễ.

_ Đạo Công giáo xây dựng một hệ thống giáo hội thống nhất, quyền lực tập trung vào Giáo hoàng, còn Đạo Tin lành không có tổ chức giáo hội thống nhất mà, giao quyền tự trị cho các quốc gia, các hệ phái.

_ Đạo Công giáo duy trì chế độ độc thân, thần quyền với hàng giáo phẩm, còn Tin lành cho phép lập gia đình, nhưng không có thần quyền, có cả phụ nữ tham gia hàng giáo phẩm.

Như vậy những cải cách của Đạo Tin lành về giáo lý, luật lệ, cách thức hành đạo, cũng như hệ thống tổ chức hết sức đơn giản gọn nhẹ, đề cao khuynh hướng dân chủ, tự do.

Đạo Tin lành vào Việt Nam muộn hơn so với các Tôn giáo khác từ ngoài xâm nhập vào, khoảng cuối Thế kỷ XIX, đầu Thế kỷ XX, do hội truyền giáo CMA truyền vào.

Sau năm 1954, Đất nước tạm chia 2 Miền, Tin lành Việt Nam cũng có 2 tổ chức. Ở Miền Bắc năm 1958 lập Tổng hội thánh Tin lành Việt nam ( Miền Bắc ); ở Miền Nam lập Tổng Liên hội hội thánh Tin lành Việt Nam ( Miền Nam )

Hội truyền  giáo CMA hết sức coi trong truyền đạo lên vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, hiện nay có trên 500.000 người, đăng ký ở 1.284 điểm nhóm ở Tây nguyên theo Tin lành.

Từ năm 1980, Đạo Tin lành bắt đầu truyền vào các tỉnh miền núi phía bắc, chủ yếu qua Đài FEBC, băng đĩa, Kinh Thánh bằng tiếng La Tin từ ngoài vào. Hiện có khoảng 149.653 người sinh hoạt tại 1.145 điểm nhóm, ở 1558 Thôn, thuộc 501 xã, 95 huyện của 14 Tỉnh miền núi phía bắc theo Tin lành.

IV- ĐẠO CAO ĐÀI.

Đầu Thế kỷ XX, vùng đất Nam bộ màu mỡ bị Thực dân Pháp tước đoạt đất đai, mở rộng đồn điền, bóc lột người dân cùng cực; các cuộc khởi nghiã của Nông dân đều thất bại; trong khi các tôn giáo đương thời đều bị suy yếu,  giảm sút niềm tin của quần chúng, sự khủng hoảng niềm tin đã đặt ra nhu cầu một Tôn giáo mới đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Đạo cao Đài.

Giáo lý Cao Đài không có hệ thống các tín điều dựa trên cơ sở Triết học, Thần học như các Tôn giáo khác. Các nhà truyền giáo Cao Đài cho Đạo Cao Đài là tập hợp tinh túy của các Tôn giáo khác nhất là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.

Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là : Từ bi- Công bình- Bác ái.  Họ thờ nhiều vị Thánh , Thần, cả Thiên chúa, Thích ca, Lão Tử, Khổng tử, Quan Âm, Thái Bạch, Giê Su…

Những người truyền Đạo Cao Đài gọi Đạo của họ là : Cao Đài Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ. Họ giải thích, Đại đạo là vì cao Đài là tổng hợp nhiều tinh túy của các tôn giáo, Tam kỳ phổ độ tức là hai lần trước Thượng Đế giáng trần để cứu rỗi chúng sinh, nhưng đã để có quá nhiều tôn giáo làm cho các tôn giáo nảy sinh mâu thuẫn, nên lần thứ 3 này thượng đế đã tổng hợp các tinh túy của các tôn giáo lại để lập ra Đạo Cao Đài.

Luật lệ, lễ nghi cơ bản của Đao Cao Đài là 5 điều cấm :

1-    Cấm sát sinh

2-    Không được trộm cắp, tham lam, lừa gạt, hại người

3-    Không được uống rượu, ăn thịt quá độ say sưa mà dẫn đến việc làm tội lỗi.

4-    Không dược lấy Vợ, chồng của người khác, không được đàng điếm xúi giục người khác vi phạm luân thường đạo lý.

5-    Không được nói dối, nói thô tục, nói không giữ lời.

Tóm lại là Ôn hòa, Cung kính, Khiêm tốn, Nhường nhịn.

Đạo Cao Đài hiện có khoảng 2,3 triệu tín đồ, 7.380 chức sắc, 1.208 thánh thất, điện thờ ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước.

V-ĐẠO HÒA HẢO.

Trước chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp. Người nông dân Nam bộ bị bóc lột rất nặng nề, một số Tôn giáo trong đó có Phật giáo bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động xã hội dẫn tới suy vi, nhiều thủ tục lễ nghi xa rời đạo pháp, Nhu cầu cải tiến phật giáo xuất hiện giống như việc xuất hiện nhu cầu cải tạo Đạo công giáo trước đây.

Ông Đoàn Minh Huyên lập ra thuyết Bửu sơn kỳ hương với Tứ đại trọng ân : Trời Phật, Đất nước, Cha mẹ và Sư phụ. Đó là cơ sở cho sự ra đời của Phật giáo Hòa hảo.

Ông Huỳnh Phú Sổ, người làng Hòa Hảo, quận Tân châu, Tỉnh Châu đốc, nay là huyện Phú Tân, tỉnh An giang. Do sức khỏe yếu chữa trị không được, gia đình đưa ông lên vùng bảy núi tu luyện. Ông giành nhiều thời gian nghiên cứu sấm trạng trình, Tư tưởng Bửu sơn kỳ hương, Phật giáo nhập thế và học thuốc nam chữa bệnh. Khi thuyết giảng Ông gắn truyền thống yêu nước của cha ông, nhất là các anh hùng dân tộc. Ngày 18/5/1939 khi vừa tròn 20 tuổi, Ông Huỳnh Phú Sổ đã làm lễ tại gia, công bố sự ra đời của một môn phái mới của Phật giáo là Đạo Hòa hảo.

Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, nhiều người đã đi theo đạo Hòa hảo, thanh thế Đạo hòa hảo ngày càng tang.

Sau cách mạng tháng 8, ông Huỳnh Phú Sổ được cách mạng mời tham gia ủy ban kháng chiến nam bộ; năm 1946 ông lập Đảng Dân xã và lập lực lượng vũ trang của phật giáo Hòa hảo gọi là nghĩa quân cách mạng vệ quốc liên đội Nguyễn Trung Trực, đến năm 1972 phát triển thành Tổng đội bảo an Phật giáo Hòa hảo.

Giáo lý cơ bản của Đạo Hòa Hảo dựa trên  sách : Sấm giảng thi văn toàn bộ của Huỳnh Phú Sổ. Phần Sấm giảng giáo lý nói về thời vận, khuyên con người tu hành, phê phán các hoạt động mê tín dị đoan, các thói hư tật xấu trong xã hội, thuyết giảng về giáo lý nhà Phật, các nghi thức cúng lễ hành đạo. Phần thi văn giáo lý là thơ văn mang nội dung giáo lý của ông Huỳnh Phú Sổ.

Tín đồ đạo Hòa Hảo chủ yếu là tu tại gia nên nghi lễ đơn giản, Thờ Phật, Tổ tiên, các Anh hùng dân tộc. không dùng vàng mã, cho đó là điều giả tạo.

Sau ngày đất nước thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo ngày càng đi vào nề nếp, ngày 26/5/ 1999 đại hội đại biểu phật giáo lần thứ nhất được tổ chức tại An giang. Đại hội lần II năm 2004 đã thông qua Hiến chương của Phật giáo Hòa Hảo.

Hiện nay Phật giáo Hòa Hảo có khoảng 1,3 triệu Tín đồ ở 18 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung đông nhất ở 5 tỉnh : An giang, Đồng Tháp, Vĩnh long, Cần Thơ, Hậu Giang.

VI-  ĐẠO HỒI.

Đạo Hồi hay còn gọi là Hồi giáo, Đạo IsLam ra đời ở Bán đảo Ả Rập vào Thế kỷ thứ VII.  Người sáng lập là giáo chủ Mô Ha Mét, Với các hoạt động Quân sự kết hợp chính trị, ngoại giao, kể cả ngoại giao hôn nhân, Mô ha Mét đã chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn, kể cả khi ông đã qua đời vào năm 632, thì Đạo Hồi vẫn sử dụng sức mạnh và Tôn giáo để mở rộng lãnh thổ . Chỉ hơn một Thế kỷ người Hồi giáo đã làm chủ thực sự trên một vùng đất rộng lớn từ Phía Đông như Si Ri, Ba Tư, Ai Cập, Tây Bắc Ấn Độ, đến các vùng phía Tây như Bắc Phi, Tây Ban Nha, vào cả Châu Âu.

Từ Thế kỷ XII đến Thế kỷ XVIII, Đạo Hồi gặp phải hai thế lực lớn : Ở phía tây là cuộc Thập tự chinh kéo dài hai Thế kỷ của Đạo Công Giáo, Ở phía Đông là quân Nguyên Mông hùng mạnh và thiện chiến, tuy vậy Đạo Hồi vẫn tồn tại và phát triển sang các nước Đông Nam Á, chỉ đến khi Na Pô Lê Ông chiếm Ai Cập, mới chấm dứt cuộc Thánh chiến kéo dài 10 Thế kỷ của Đạo Hồi.

Vào những năm 1980, trước ảnh hưởng của Liên Xô vào các nước Hồi giáo, Mỹ đã tuyển chọn 30.000 lính tinh nhuệ ở các nước Hồi giáo để huấn luyện tạo thành một đội quân chống Liên Xô. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ,  Mỹ lại quay sang chống Hòi giáo, nên chính đội quân Hồi giáo do Mỹ huấn luyện lại quay sang chống Mỹ.

Hiện nay vấn đề Hồi giáo trở thành vấn đề Tôn giáo-Chính trị nóng bỏng của Thế giới. Tuy Hồi giáo thường gắn liền Chủ nghĩa khủng bố, nhưng không phải vì thế mà xử lý vấn đề bằng chiến tranh bạo lực. Bởi vì Đạo Hồi là đời sống tinh thần của 1,3 tỷ người trên khắp Thế giới, đã trở thành một nền văn minh Hồi giáo rộng lớn của nhân loại, không thể đánh đồng Đạo Hồi với chủ nghĩa khủng bố.

Giáo lý Hồi giáo được trình bày trong kinh Cô Ran, được chia làm 30 phần, 114 chương, 6211 câu bằng tiếng Ả Rập. Kinh Cô Ran là những giáo huấn của Thánh A la, của giáo chủ Mô Ha Mét, là các luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, bộ kinh Cô Ran còn chứa đựng Lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của người Ả Rập.

Đạo Hồi quy định có 5 việc Đạo cơ bản nhất : Biểu lộ đức tin; cầu nguyện mỗi ngày; Ăn chay tháng Ramaddam( tháng 9); Bố thí; Hành hương.

Đạo Hồi xâm nhập vào Việt Nam khoảng đầu Thế kỷ XI, và chủ yếu vào vùng Người Chăm. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện giao lưu với bên ngoài mà đã hình thành hai khối người Chăm theo Đạo Hồi ở Việt nam : Khối người Chăm theo Đạo hồi ở Ninh Tuận, Bình thuận là khối Hồi giáo Bà Ni, Chăm Bà Ni; Khối người chăm ở châu Đốc, Thành Phố Hồ chí Minh, Đồng Nai, Tây ninh là theo Hồi giáo Islam.

Giữa Hồi giáo Bà ni và Hồi giáo IsLam có nhiều điểm khác nhau. Hồi giáo Bà Ni ở Ninh Thuận, Bình Thuận chịu rất nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của đạo Bà La Môn và chế độ mẫu hệ, neengiaos lý Hồi giáo bị sai lạc nhiều, không chính thống. Chăm Bà ni đạt Mô Ha Mét ngang hang với các Nữ thần, coi Mếc Ca là Thiên đường của các Nữ thần; 5 việc Đạo cơ bản cũng chỉ được thực hiện tượng trưng, nghĩa vụ hành hương không được thực hiện. người Hồi giáo Bà Ni sống khép kín, cách biệt với Thế giới Hồi giáo; không biết tiếng Ả rập.

Hiện nay ở Việt nam có khoảng 75.000 tín đồ Hồi giáo ( IsLam: 27.000; Bà Ni :48.000 ); 695 chức sắc ( IsLam : 288, Bà Ni : 407 ); Thánh đường  :79 ( IsLam : 62, Bà ni : 17 ).

II- TỶ LỆ CÁC TÍN ĐỒ TÔN GIÁO LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Phân tích biểu số 10 chúng ta thấy tỷ lệ người Dân tộc thiểu số theo các Tôn giáo chiếm 19,5% ( Xấp xỉ 2,7 triệu người ) trong đó theo Phật giáo là 8,7%, Công giáo là 3,7%, Hồi giáo 0,6%,Tin lành 0,1%.

Có 10 dân tộc có số lượng tín đồ lớn, xếp theo thứ tự : Chu ru 94,5%; Cơ ho 83,7%; Mạ 83,6%; Chăm 82,8%; XTieng 79,3%; Khmer 78,3%; Ba na 45,4%; Xơ Đăng 45,2%; Ê đê 44,8%;Gia rai 40,3%.

Có 15 Dân tộc không theo Tôn giáo nào là : Ơ Đu, Cống, Bố y, Mảng, Lô lô, Ngái, Lự, La ha, La hủ, Phù lá, Kháng, La chí, Hà nhì, Giáy, Khơ Mú.

 

Biểu 10  -Tỷ lệ các tín đồ tôn giáo là người dân tộc thiểu số

Đơn vị tính: %

TT Tên dân tộc Tỷ lệ người theo tôn giáo Loại hình tôn giáo
Phật giáo Công giáo Phật giáo Hòa Hảo Hồi giáo Cao Đài Minh Sư Phạm Minh Lý đạo Tin Lành Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội VN Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa Bửu Sơn Kỳ Hương Baha‘i Bà La Môn
Người dân tộc thiểu số theo ĐT DTTS 2015 19,5 8,7 3,7 0 0,6 0 0 0 6,1 0 0 0 0 0,4
1 Tày 0,4 0,3 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 Thái 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0
3 Mường 2,6 0,2 2,4 0 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
4 Khmer 78,3 77,8 0,2 0 0 0,1 0 0 0,2 0 0 0 0 0
5 Hoa 16,9 16,1 0,6 0 0 0,1 0 0 0,2 0 0 0 0 0
6 Nùng 0,3 0,2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
7 Mông 19,7 0 1,4 0 0 0 0 0 18,3 0 0 0 0 0
8 Dao 2,8 0 0 0 0 0 0 0 2,7 0 0 0 0 0
9 Gia Rai 40,3 0,1 15 0 0 0 0 0 25,2 0 0 0 0 0
10 Ê  Đê 44,8 0,3 8,8 0 0 0 0 0 35,6 0 0 0 0 0
11 Ba Na 45,4 0 30,8 0 0 0 0 0 14,5 0 0 0 0 0
12 Sán Chay 1,3 0 0,1 0 0 0 0 0 1,1 0 0 0 0 0
13 Chăm 82,8 0,2 0,1 0 48,4 0 0 0 0,6 0 0 0 0 33,5
14 Cơ Ho 83,7 1 38,4 0 0 0 0 0 44,3 0 0 0 0 0
15 Xơ Đăng 45,2 0 40,7 0 0 0 0 0 4,5 0 0 0 0 0
16 Sán Dìu 0,2 0 0,2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
17 Hrê 8,4 0 0,1 0 0 0 0 0 8,3 0 0 0 0 0
18 Raglay 17,6 2,6 4,2 0 0 0 0 0 10,8 0 0 0 0 0
19 Mnông 64,3 0,3 27,2 0 0 0 0 0 36,8 0 0 0 0 0
20 Thổ 0,2 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
21 Xtiêng 79,3 2,3 12,4 0 0 3,2 0 0 61,4 0 0 0 0 0
22 Khơ Mú 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
23 Bru - Vân Kiều 8,9 0,4 3 0 0 0 0 0 5,5 0 0 0 0 0
24 Cơ Tu 1,0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0
25 Giáy 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
26 Tà Ôi 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0
27 Mạ 83,6 1,5 62,7 0 0 0 0 0 19,4 0 0 0 0 0
28 Gié - Triêng 21,7 0 2 0 0 0 0 0 19,7 0 0 0 0 0
29 Co 1,8 0 0,1 0 0 0 0 0 1,7 0 0 0 0 0
30 Chơ Ro 65,6 31,4 13,1 0,2 0,1 0 0 0 20,8 0 0 0 0 0
31 Xinh Mun 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0
32 Hà Nhì 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
33 Chu Ru 94,5 0,1 64 0 0 0,1 0 0 30,3 0 0 0 0 0
34 Lào 0,3 0,2 0 0 0 0 0 0 0,1 0 0 0 0 0
35 La Chí 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
36 Kháng 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
37 Phù Lá 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
38 La Hủ 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
39 La Ha 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
40 Pà Thẻn 1,1 0 0 0 0 0 0 0 1,1 0 0 0 0 0
41 Lự 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
42 Ngái 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
43 Chứt 0,1 0 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
44 Lô Lô 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
45 Mảng 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
46 Cơ Lao 3,1 0 0,2 0 0 0 0 0 2,8 0 0 0 0 0
47 Bố Y 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
48 Cống 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
49 Si La 0,4 0,4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
50 Pu Péo 1,0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0
51 Rơ Măm 0,9 0 0,9 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
52 Brâu 0,5 0 0,5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
53 Ơ Đu 0,0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

TS Hoàng Xuân Lương Giám Đốc HRC

Tin cùng loại