TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Về HRC » Về chúng tôi

Về chúng tôi

19:09 | 26/04/2023

Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng Dân tộc, Miền núi (HRC) thành lập ngày 24/3/2016 theo Quyết định 214 QĐ-LHHVN của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

I. Các Chủ thể mà HRC hướng tới

1- Người Dân tộc thiểu số :   Là các Tộc người có số lượng dân số ít hơn dân tộc đa số, sống trong các điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, điểm xuất phát thấp, nghèo khó, hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ công ích, thiệt thòi trong hưởng thụ các thành quả tiến bộ xã hội. Trong đó đặc biệt quan tâm các Tộc người có số lượng dân số dưới 10.000 người, sống ở vùng sâu, vùng xa.

Cần nghiên cứu, kiến nghị nhiều chính sách để các dân tộc thiểu số phát triển bình đẵng, rút dần khoảng cách, trở thành chủ thể của sự phát triển xã hội, đoàn kết cùng các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

2- Người Khuyết tật : Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

Là những người do bẩm sinh hoặc các biến cố mà dẫn tới các khiếm khuyết trong cấu tạo cơ thể hoặc tinh thần; họ gặp nhiều khó khăn trong sinh kế và các hoạt động xã hội; dễ mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập các hoạt động xã hội

Thông qua các hoạt động truyền thông và các dự án sinh kế, giúp người khuyết tật, nhất là ở vùng Dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên trong tạo lập sinh kế, vượt qua mặc cảm để hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

3-Phụ nữ :  Là lực lượng lao động to lớn, chiếm hơn ½ dân số, nhưng do thiên chức làm vợ , làm mẹ, trách nhiệm chăm sóc con, cháu, gia đình mà người phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi tham gia quản lý  và các hoạt động xã hội khác. Mặt khác trải qua hàng ngàn năm chế độ phong kiến, “Trọng Nam, khinh nữ “ trở thành định kiến khá nặng nề trong xã hội, kìm hãm vai trò người phụ nữ trong các hoạt động xã hội.

HRC phấn đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ, thông qua các hoạt động truyền thông, đấu tranh xóa bỏ các định kiến “ Trọng Nam, Khinh nữ “  nâng cao vai trò và uy tín của Phụ nữ; Chú trọng góp phần nâng cao năng lực và vai trò tham gia quản lý xã hội của phụ nữ, phát huy thế mạnh và thiên chức của họ vào các vị trí phát huy tốt nhất các tố chất  của người phụ nữ.

4-Trẻ Em :  Là những thành viên dưới 16 tuổi, là lực lượng xã hội của tương lai đất nước, có vai trò quan trọng đặc biệt cho bước phát triển lâu dài của Quốc gia- Dân tộc.

Đây là lứa tuổi thuộc giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách con người, do đó việc nghiên cứu kỹ các yếu tố Tâm-Sinh lý trong giáo dục trẻ em là rất quan trọng.

Tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em nhất là quyền vui chơi, phát triển tự nhiên, quyền học tập; chống lại các hành vi bạo lực, ấu dâm, bóc lột sức lao động trẻ em là mục tiêu hoạt động của HRC.

II. Địa bàn hoạt động

Hoạt động ở 52 tỉnh, thành phố có đồng bào Dân tộc thiểu số sống thành cộng động, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung ưu tiên 3 vùng trọng điểm : Tây Bắc; Tây Nguyên, Tây Duyên hải Miền Trung và Tây Nam bộ.

III. Khung Chương trình nhiệm vụ giai đoạn 2018-2030

1- Nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học- Công nghệ
khảo sát, đánh giá mối quan hệ Cộng đồng các dân tộc trên tuyến Biên giới Việt Lào, nhận diên, rút ra các vấn đề nổi lên trên các lĩnh vực : Chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, môi trường,Quốc phòng, An ninh, từ đó kiến nghị các chính sách, giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững KT-XH và bảo đảm Quốc phòng An ninh tuyến Biên giới Việt Lào
Tham gia phối hợp nghiên cứu các Đề tái cấp Quốc gia, Cấp Bộ, ngành, các địa phương liên quan đến vấn đề con người ở vùng dân tộc, miền núi
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu, rút ra các vấn đề liên quan đến hoach định chính sách vùng DTMN để tư vấn cho UBDT và các cơ quan liên quan trong việc Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dan tộc’
Tham gia các Hội đồng khoa học Quốc gia, các Học viện, Trường Đại học, dể đánh giá, nghiệm thu các đề tài; Luận án, Luận văn, góp phần đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân khoa học.
Tổ chức các Hội thảo, Tọa đàm khoa học, nhằm góp phần giải đáp những vấn đề thực tiễn yêu cầu.

2-Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nâng cao năng lực , sinh kế bền vững cho người dân nghèo ở cơ sở, tập trung vào nhóm dễ bị tổn thương.

3-Tham gia Liên minh với các tổ chức RiM, Hành động vì Công lý, Môi trường và Sức khỏe,  nhằm góp phần truyền thông và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm người dễ bị tổn thương

4-Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo xã hội

IV. Định hướng phát triển tổ chức.

Hiện tại đã có : Văn phòng, Ban Khoa học- công nghệ, Ban Đối ngoại, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế miền núi, văn phòng Đại diện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Mọi thành viên HRC hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải, tự tìm việc làm. Khi có các nguồn thu hợp pháp thì tự nguyện đóng góp 5% vào quỹ phát triển của HRC.

Tin cùng loại