Kỳ 5 : Khi đã tham gia Toàn cầu hóa, bất cứ Quốc Gia nào cũng phải Tôn trọng và thực hiện các giá trị Phổ quát của Nhân loại.
Lịch sử xã hội Loài người như một quá trình Lịch sử Tự nhiên : Phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ Mông muội đến văn minh, từ đơn lẻ đến phổ biến.
Mỗi Quốc gia Dân tộc, do những điều kiện riêng của mình mà có hệ giá trị riêng. Nhưng khi mà Lực lượng sản xuất đã phát triển tới mức phá vỡ các Quan hệ sản xuất, phá vỡ các quan hệ Biên giới Quốc gia, Dân tộc thì xuất hiện ngày càng rõ một Thế giới Toàn cầu hóa, ở đó các giá trị phổ quát hình thành, được Liên hợp quốc và các Tổ chức Quốc tế xác định trong các Văn bản pháp lý.
Muốn hòa nhập vào dòng chảy của Nhân loại, tất cả các Quốc gia, Dân tộc đều phải Tôn trọng và thực hiện các giá trị Phổ quát này.
Có 4 giá trị Phổ quát đựơc xác định trong các Công ước, các Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc.
1- Nền kinh tế Thị trường. Đó là nền kinh tế tuân thủ Quy luật Giá trị, Quy luật Cung- Cầu, giao thương Toàn cầu. Không một Quốc gia nào có thể khép kín, dựng hàng rào Thuế quan để ngăn cản hàng hóa. Nhà nước chỉ còn cách tranh thủ mặt tích cực của nền Kinh tế Thị trường, bằng các công cụ quản lý vĩ mô để hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo hòa nhập mà không hòa tan, phát triển mà vẫn đảm bảo sự công bằng xã hội. Nhưng tuyệt nhiên Nhà nước không được can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của các Doanh nghiệp.
2- Nhà nước Pháp Quyền . Đó là Nhà nước quản trị dựa trên Hiến pháp, pháp Luật của Quốc gia mình và các Công ước, Điều ước Quốc tế mà mình đã tham gia ký kết.. Không một Tổ chức, cá nhân nào đứng trên, đứng ngoài Pháp Luật.
3- Xã hội Dân sự. Là một xã hội nhân dân làm chủ, phát huy cao độ vai trò chủ thể tham gia quản lý đất nước của các tổ chức đoàn thể nhân dân. Ở đó, một số chức năng quản lý nhà nước dần dần được chuyển giao cho các tổ chức xã hội quản lý, ví dụ như các dịch vụ Y tế, giáo dục, Bảo hiểm…
Ở Việt Nam, mặc dù trong các văn bản chính thức chúng ta chưa dùng khái niệm xã hội dân sự, nhưng thực tế xã hội dân sự đã hình hành, Việc MT TQVN tham gia phản biện, các Đoàn thể tham gia các dịch vụ xã hội V.V… đó chính là xã hội dân sự
4- Quyền Con người. Quyền con người là gia trị cao quý nhất của Nhân loại được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, sau này phát triển trong các công ước về quyền Dân sự- Chính trị, Công ước về quyền Kinh tế- văn hóa- Xã hội… Trong đó quan trọng nhất là quyền Sống, quyền có Việc làm, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng và nhân phẩm khi chưa bị truy tố trước pháp luật; quyền tự do ngôn luận, cư trú… quyền được im lặng trước các cơ quan luật pháp, quyền không bị Tra tấn, nhục hình… Các cơ quan Tố tụng chỉ được quyền suy luận VÔ TỘI, Không được quyền suy luận CÓ TỘI.
Kỳ 6 : Những Tư tưởng Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ít được nhắc tối.