TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Ý kiến người dân » Nước Mỹ- Những câu chuyện cần nhận thức lại

Nước Mỹ- Những câu chuyện cần nhận thức lại

13:47 | 24/04/2023

Kỳ 2 : Nước Mỹ - Những câu chuyện cần nhận thức lại .
Năm 2005, Tôi được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cử làm trưởng đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam đi tiếp xúc với cơ quan lập pháp và các Cựu chiến binh, các tầng lớp nhân dân Mỹ để góp phần chia sẻ thông tin, tạo dư luận ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.
Anh Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, một nhà ngoại giao nhân dân kỳ cựu, hướng dẫn tôi rất chi tiết từ mục tiêu, văn bản chỉ đạo của cấp trên về chuyến đi, cho đến phương thức ứng xử, nghi lễ ngoại giao… khi chia tay Đoàn, anh dặn tôi : Nếu cần bổ sung vào phương châm ngoại giao 2 từ, thì anh luôn nhớ, đó là Chân tình, chân tình và chân tình !
Đoàn chúng tôi được Chánh văn phòng Nhà Trắng tiếp tại phòng Bầu Dục, nơi Tổng Thống Mỹ thường tiếp các đoàn khách Quốc tế. Ông phó vụ trưởng vụ Đông Nam Á, Bộ ngoại giao Mỹ được phân công bố trí lịch hoạt động của đoàn, ông lấy vợ ở Nha Trang nên hiểu biết khá nhiều về Việt Nam.
Chúng tôi giành hẳn một ngày tìm hiểu về Bức tường Chiến tranh ở ngay trung tâm Thủ Đô Oa SinhTơn DC.
Tại sao chúng tôi lại chọn điểm đầu tiên này ? Ở Việt Nam năm 2000, khi nghe tin Quốc Hội Mỹ phê chuẩn xây dựng Bức tường chiến tranh, chúng ta đã tuyên truyền trong nhân dân rằng Quốc Hội Mỹ đã có một quyết định sai lầm, xây dựng bức tường chiến tranh là khơi dậy hận thù giữa hai dân tộc.
Đoàn chúng tôi phân công nhau tìm hiểu kỹ hồ sơ đấu thầu của công trình, Ý tưởng Kiến trúc của các nhà thầu, thông báo đặt thầu, Biên bản lựa chọn thầu của Hội đồng kiến trúc, CATOLO giới thiệu công trình.
Điều ngạc nhiên nhất của chúng tôi là người thắng thầu không phải là các viện kiến trúc khổng lồ của Mỹ hay Phương Tây, trong 15 bộ hồ sơ, thì nguời trúng thầu là một cô gái Hồng Kông, học năm cuối khoa kiến trúc tại Mỹ.
Cô Sinh viên kiến trúc này thắng thầu vì đưa ra 4 ý tưởng :
1- Bức tường được khoét hình cánh Cung trong lòng Đất, làm cho chỉ người nào đi từ phía Đông nhìn vào mới thấy bức Tường, còn nhìn từ phía Tây vào là không thấy Bức tường đâu cả. Cô Sinh viên giải thích : Cuộc chiến tranh Việt nam đã phân hóa nước Mỹ sâu sắc, người thì cho là chính nghĩa, người thì cho là phi nghĩa.
2- Bức Tường được nằm hẳn trong Lòng Đất, với ý tưởng : Cuộc Chiến tranh đã bị chôn vùi trong quá khứ, hãy nhìn về tương lai.
3- Bức tường ghi tên tuổi của 58.000 Binh lính Mỹ hy sinh tại Việt Nam, Ở giữa bức tường là tên hai người lính gặp nhau, một người hy sinh đầu tiên năm 1945, một người hy sinh cuối cùng năm 1975. Ý tưởng cô sinh viên kiến trúc là : Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là Vô nghĩa, điểm cuối cùng lại trở về Vạch xuất phát ban đầu.
4- Người đã chết trong cuộc chiến tranh, dù cho chính nghĩa hay phi nghĩa, nhưng họ đều hy sinh cho một chính thể Quốc gia, khi đã chết rồi trở về cát bụi, họ cũng còn cha mẹ, vợ con, người thân, thì cũng cần một nơi hương khói cho họ.
Quốc Hội Mỹ lựa chọn bản kiến trúc này, rõ ràng với ý tưởng nhân văn, nhất là văn hóa Phương Đông, không có ý khoét sâu hận thù dân tộc, phải chăng chúng ta phải xem lại nhận thức của mình ?
Đoàn chúng tôi tiếp xúc với 6 Thượng nghị Sĩ, 4 Hạ nghị sĩ, trong đó có Thượng nghị sĩ Giôn Mác Ken, Người rất ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Khi về Bang Boston, nơi có trường Đại học Harvad nổi tiếng nhất Thế giới, chúng tôi nghe 4 Giáo sư kinh tế nói chuyện, trong đó có GS Đavisss. Ông đưa cho chúng tôi xem bài viết của ông về Kinh tế Việt Nam. Tôi nhớ mãi mấy điều GS nhấn mạnh : Đa Sở hữu, Kinh tế tư nhân, Giải phóng nguồn lực, cải cách thể chế…
Ông Nguyễn Nam là chủ tịch người Việt Nam đưa chúng tôi đi xem khu di tích lịch sử ở Boston, đó là một khách sạn nổi tiếng, Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm đầu bếp từ những năm 20 của thế kỷ trước. Chính quyền ở đây kể cả suốt thời gian chiến tranh Việt nam, các kỷ vật Của Bác Hồ luôn được trân trọng giữ gìn. Họ quan niệm đó là niềm tự hào của người dân Mỹ.
Tôi đề nghị với anh Nguyễn Nam, chủ tịch Hội người Việt tại Bang Boston cho đoàn chúng tôi được gặp bà con Việt Kiều. Anh Nam rất băn khoăn, bởi vì mới cách đây 1 tháng Đoàn lãnh đạo cao nhất của Việt nam đến Boston đã bị một số người Việt quá khích bao vây, phải nhờ An ninh bạn rút ra bằng đường hầm. Tôi nói anh Nam đừng ngại vì chúng tôi là đoàn đại biểu của nhân dân, chúng tôi tin con người ai cũng cần đối thoại.
Bà con đến rất đông, khá lộn xộn, nhiều tiếng la ó, kêu cộng sản chiếm nhà, chiếm đất, chia lìa gia đình. Để cho bà con sả tức giận một lúc, Tôi nói : Cuộc chiến tranh đã làm cho chúng ta tổn thất, cả về hai phía, cũng như các anh chị ở đây, các bà mẹ ở miền Bắc cũng mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Bây giờ Người Việt gặp nhau trên đất Mỹ mà cứ ca thán, chia lìa nhau thì thử hỏi các Dân tộc khác nhìn người Việt mình thế nào ?
Tôi nhìn xuống thấy Bà con yên lặng dần, họ phát biểu ôn hòa hơn, chúng tôi biết dù vẫn còn nhiều hờn giận nhưng trong mỗi trái tim người Việt vẫn mang đậm bóng hình Tổ Quốc.
Điểm cuối cùng trong chuyến đi là chúng tôi thăm Bang Alatka, nơi xa xôi nhất của nước Mỹ, Bang này chính do Nga Hoàng bán lại cho Hoa Kỳ chỉ 1 triệu USD. Đây là mỏ Dầu lớn nhất nước Mỹ. Tập Đoàn Dầu khí Faibanh là Tập đoàn Dầu khí lớn nhất Hoa Kỳ, nhưng chế biến xăng dầu chủ yếu từ nguyên liệu nhập ngoại, còn các Mỏ Dầu khổng lồ của Nước Mỹ đang để giành lại cho hậu thế.
Anh Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Hoa Kỳ đón chúng tôi về thăm Đại Sứ Quán Việt Nam, anh cảm ơn kết quả Đối thoại của đoàn đại biểu nhân dân, anh tâm sự : Cuộc chiến tranh đã làm nhân dân hai nước chưa hiểu về nhau trên nhiều phương diện, Người Mỹ rất mong muốn bỏ qua quá khứ, nhìn về tương lai

Kỳ 3 : Về việc Quân Đội Mỹ rải Chất Diệt Cỏ/ Dioxin trong Chiến tranh ở Việt Nam.

Tin cùng loại