Bà Phan Thị Hồng Xuân, tác giả của ý tưởng “lu chống ngập).
Sự thật là bằng cấp chuyên môn của bà chẳng dính dáng gì đến chuyên ngành đô thị học do bà theo ngành dân tộc học. Đáng lưu ý, từ cấp độ cử nhân lên thạc sĩ rồi tiến sĩ, bà Xuân chỉ làm luận án về “dân tộc học Malaysia”.
Nhà báo Hoàng Mạnh Hà, cựu thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM bình luận trên trang cá nhân: “Vấn đề đặt ra là tại sao bà Xuân học về dân tộc học mà lại được đưa về làm trưởng khoa Đô Thị Học? Khoa này còn khá non trẻ, trước đây trưởng khoa là nhà xã hội học lẫy lừng Nguyễn Minh Hòa, tiếp đó là tiến sĩ Trương Hoàng Trương. Được hiệu trưởng kéo về làm trưởng khoa, chẳng bao lâu bà Xuân lại đưa học trò do mình hướng dẫn làm đề tài thạc sĩ lên làm phó khoa. Chẳng lẽ trường đại học này hết người rồi hay sao? Không biết quy định của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo có cho phép bổ nhiệm trái ngoe này không?”
“Bà Xuân có học hành nghiên cứu đô thị ngày nào đâu mà hiến kế chống ngập? Cho nên bà nói bậy là điều dễ hiểu. Chỉ t.h.ư.ơ.n.g cho đàn sinh viên đang được ‘đào tạo’ bằng những phó giáo sư, tiến sĩ kiểu này. Không biết tương lai của chúng đi về đâu!” theo Facebook Hoàng Mạnh Hà.
Bên cạnh vụ pha't ngôn “cái lu”, bà Xuân còn khiến công luận giật mình với ý kiến được tờ Tiền Phong ghi nhận tại hội trường phiên họp hôm 12 Tháng Bảy: “Thành phố ở Sài Gòn đang là nơi ‘đất lành chim đậu’, thu hút rất nhiều luồng dân cư từ nơi khác đến học tập, sinh sống và làm việc. Việc thu hút người n.h.ậ.p c.ư đến Sài Gòn góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng gây rất nhiều áp lực về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tội phạm từ các tỉnh ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội…
Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. Cần khảo s.á.t xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người n.h.ậ.p c.ư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pha'p nào mạnh mẽ hơn không? Thành phố có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì ‘Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen’.”
Phát ngôn này cho thấy bà Xuân không có hiểu biết về một điều khoản trong Hiến Pháp Việt Nam vốn bảo vệ quyền tự do đi lại và cư trú của người dân. Điều n.g.u.y h.i.ể.m là bà Xuân đang ngồi ở ghế đại biểu Hội Đồng Nhân Dân, tổ chức làm luật ở địa phương, nhưng lại có pha't ngôn không hiểu luật.
Và điều đáng lo ngại hơn, là “đại biểu của nhân dân” nhưng đến khi đối mặt với sự chỉ trích của công luận về vụ “cái lu”, bà Xuân sửng cồ nói: “Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin. Trong đó có nhiều người hiểu vấn đề đã động viên, chia sẻ với tôi về giải pha'p này. Tuy nhiên đa phần có những lời lẽ thóa mạ, xu'c p.h.ạ.m, đe doạ khiến tôi rất sốc. Tôi hy vọng Luật An Ninh Mạng được triển khai để x,ử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước.”
Trần Quang