TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Môi trường & Sức khỏe » Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ kéo dài tại miền Bắc đến khi nào?

Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ kéo dài tại miền Bắc đến khi nào?

00:27 | 24/04/2023
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngoài đợt gió mùa Đông Bắc trong ngày 11/1, các tỉnh miền Bắc có khả năng chịu trong ngày 17/1. Sau đó khoảng ngày 20/1, thêm một đợt gió mùa Đông Bắc tăng cường tràn xuống nước ta.

Theo trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngoài đợt gió mùa Đông Bắc tràn xuống nước ta vào hôm nay (11/1), Bắc Bộ có khả năng đón thêm đợt gió mùa Đông Bắc mới trong ngày 17/1. Sau đó, khoảng ngày 20/1, thêm một đợt gió mùa Đông Bắc tăng cường tràn xuống nước ta.

Cụ thể, trong 10 ngày đầu của thời kỳ dự báo, MJO ít tác động đến thời tiết các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Do tác động của không khí lạnh liên tiếp nên dự báo trong 10 ngày tới, các tỉnh miền Bắc trời rét kéo dài, vùng núi có nơi rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày từ 13-15 độ C). Riêng các ngày 17-18/1, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại (nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C).

Đáng chú ý, đợt không khí lạnh tràn xuống nước ta vào hôm nay sẽ làm các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa phổ biến 10-13 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C. Nghệ An và Hà Tĩnh phổ biến 13-16 độ C. Thủ độ Hà Nội không mưa. Trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11-13 độ C.

Trong tháng 1, rét đậm, rét hại sẽ kéo dài tại miền Bắc đến khi nào? - Ảnh 1

Riêng từ đêm 15-18/1, có khả năng chịu tác động kết hợp của rãnh thấp trong đới gió Tây trên cao nên khu vực Tây Bắc và Việt Bắc sẽ mưa rào và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến từ 30-60 mm, có nơi cao hơn.

Khu vực Trung Bộ do tác động của không khí lạnh nên từ ngày 11-13/1 và 18-21/1 có khả năng xuất hiện mưa rào rải rác và có nơi có dông, tập trung chính ở khu vực Trung Trung Bộ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng.

Nhiệt độ trên cả nước trong cả thời kỳ dự báo phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa ở Bắc Bộ phổ biến từ 40-70 mm, riêng khu vực vùng núi phía bắc có nơi cao hơn; khu vực Bắc và Nam Trung Bộ phổ biến 30-60 mm; khu vực Trung Trung Bộ phổ biến từ 50-110 mm; khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ ít mưa hơn phổ biến từ 5-15 mm.

Dự báo trong thời gian tới, các đợt rét đậm, rét hại của mùa đông năm nay chủ yếu xuất hiện từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 2/2022 với thời gian không kéo dài, cần đề phòng khả năng băng giá xuất hiện ở vùng núi cao vào tháng 2/2022.

Trước diễn biến của rét đậm, rét hại, ngay từ đầu mùa, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có Văn bản số 115/QGPCTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, các Bộ ngành, các cơ quan truyền thông đề nghị triển khai các biện pháp chuẩn bị ứng phó với rét.

Theo đó, các địa phương ập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh, hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, không dùng bếp than tổ ong để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét; Sẵn sàng phương án di chuyển gia súc chăn thả tự do về chuồng nuôi nhốt; Hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Tham khảo tài liệu hướng dẫn, truyền thông trên trang thông tin điện tử của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Đồng thời, tổ chức các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng; Hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm của người dân địa phương

Nguồn: Internet

Tin cùng loại