Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết phát thải khí methane - một trong những loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính, ngành sản xuất than được xác định là nguồn phát thải lớn nhất.
Trong báo cáo Theo dõi khí methane toàn cầu năm 2022, IEA - cơ quan giám sát có trụ sở tại Paris (Pháp), cho biết thế giới cần đẩy mạnh các nỗ lực giám sát và chính sách hành động để hạn chế phát thải loại khí gây ô nhiễm này.
Lĩnh vực sản xuất than đứng đầu trong ngành nhiên liệu hóa thạch về lượng phát thải khí methane, ở mức 42 triệu tấn. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất dầu và khí tự nhiên, với lượng phát thải lần lượt là 41 triệu tấn và 39 triệu tấn.
Tại hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh) vào năm ngoái, hơn 100 quốc gia đã tham gia nỗ lực do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu nhằm cắt giảm 30% lượng khí methane phát thải vào năm 2030 so với mức tương ứng của nMethane là loại khí chính gây hiệu ứng nhà kính chỉ xếp sau CO2. Nó có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn - có nghĩa là việc cắt giảm phát thải khí methane có thể có tác động nhanh đến việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.
IEA cho biết ngành năng lượng chiếm khoảng 40% lượng khí methane phát thải từ hoạt động của con người. Các ngành sản xuất khác, đứng đầu là nông nghiệp, cũng là nguồn phát thải khí methane lớn.
Anatoli Smirnov, trưởng nhóm nghiên cứu khí hậu Ember có trụ sở tại London, cho biết: "Rò rỉ khí methane làm gia tăng tác động của việc đốt than đến khí hậu. Vấn đề này không thể bị bỏ qua."
Ông nói thêm, cho đến nay, các công ty than mới chỉ làm được rất ít để giảm rò rỉ khí methane bất chấp sự tồn tại của các công nghệ hiệu quả.ăm 2020.
Gần 90 quốc gia đã tham gia sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khởi xướng nhằm giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020.
Khí methane là tác nhân lớn thứ hai gây hiệu ứng nhà kính sau khí carbon dioxide (CO2). Khí này có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn - đồng nghĩa việc cắt giảm lượng khí thải methane có thể có tác động nhanh chóng đến việc khống chế hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Sáng kiến Cam kết cắt giảm khí methane toàn cầu, được công bố lần đầu tiên vào tháng 9/2021, hiện có sự tham gia của 50% trong số 30 quốc gia phát thải khí methane hàng đầu, chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu. Trong số các quốc gia ký kết mới tham gia có Brazil - một trong năm quốc gia phát thải khí methane lớn nhất thế giới.
Việc cắt giảm 30% khí thải methane sẽ do các bên ký kết cùng đạt được và trải rộng trên tất cả các lĩnh vực. Các nguồn phát thải khí methane chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi chôn lấp.
Nếu được thực hiện, cam kết có thể sẽ có tác động lớn đến ngành năng lượng, khi các nhà phân tích cho rằng việc cải tạo cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để hạn chế phát thải khí methane.
Nguồn: INternet