TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Tộc người » Nhân dịp Giỗ tổ VUA HÙNG, HRC giới thiệu một số cảm nhận của các em học sinh TPTH về Đất Tổ

Nhân dịp Giỗ tổ VUA HÙNG, HRC giới thiệu một số cảm nhận của các em học sinh TPTH về Đất Tổ

09:43 | 25/04/2023

Truyền thuyết
Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc.. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh.. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi giông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.
Đánh giá:
Quan điểm của Khâm định Việt sử Thông giám cương mục về Lạc Long Quân là:
“Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương vương, Lạc Long quân trong 'Hồng Bàng thị kỷ', vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với 'Liễu Nghị truyện' của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”.

Chuẩn tấu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những "câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc" và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng vương, để "cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi".

Tác giả Liam Christopher Kelley nhận xét:
“Trải qua nhiều thế kỉ, những truyền thống mà các nhà sử gia sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ 2 (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi”.
Nguồn: https://nguoikesu.com/nhan-vat/lac-long-quan

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân:
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được khởi công xây dựng tại đồi Sim 26/3/2007 và hoàn thành năm 2009, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, nơi có vị trí đắc địa, có thế “sơn chầu thủy tụ”. Đền có tổng diện tích 13ha, trên ngọn đồi có hình thế giống một con rùa lớn, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ, phía trước là hồ Hóc Trai và sông Hồng chảy xuôi về biển biểu hiện sự linh thiêng, huyền bí với nhiều hạng mục công trình: Cổng tam quan, cổng biểu tượng, sân hành lễ, phương đình, tả vu, khu đền thờ chính.

Khu đền thờ chính có diện tích 210m², gồm tiền tế, đại bái và hậu cung. Hai bên sân đền là nhà tả vu, hữu vu xây dựng 5 gian, khung gỗ lim, lợp ngói mũi hài. Bên trong nội thất được làm gỗ lim và sơn son thếp vàng; mái lợp ngói mũi hài, nền lát bằng gạch Bát Tràng, bó vỉa đá xanh. Hậu cung của đền đặt tượng thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân bằng đồng nặng 1,5 tấn, cao 1,98m; Đức Quốc Tổ ngồi trên ngai, dáng vẻ uy nghiêm, được đặt trên bệ đá chạm khắc hoa văn theo mô típ văn hóa Đông Sơn. Hai bên là tượng Lạc hầu và Lạc tướng ở tư thế đứng có chiều cao 1,80m, mỗi pho nặng 0,5 tấn; trong đền cũng được treo trang trọng hai bức phù điêu “Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng 50 người con xuống biển” và “Quốc Mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên non”. Kiến trúc của Đền dựa hoàn toàn theo lối truyền thống

Bước vào đền, du khách phải đi qua chiếc cầu bắc qua hồ Hóc Trai; bên dưới hồ thả cá chép vàng trông thật hài hòa, sinh động.
Cổng đền hay còn gọi là nghi môn cũng được xây theo kiểu truyền thống gồm có 4 cột. Cổng chính của đền rộng 4,2 m, hai cổng phụ nằm hai bên cổng chính, mỗi cổng rộng 2m và đều được xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, phía ngoài ốp đá xanh chạm họa tiết hoa văn 4 mặt.

Tin cùng loại