TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƯỜI VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI (HRC)

» Về HRC » MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý ĐỐI VỚI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬA ĐỔI NĂM 2020

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý ĐỐI VỚI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỬA ĐỔI NĂM 2020

20:05 | 26/04/2023

Trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng Dân tộc, miền núi ( HRC ) phối hợp cùng các nhà khoa học Môi trương trong Liên minh CEO OSO Việt Nam đã nghiên cứu và kiến nghị với Quốc Hội việc sữa dổi Luật Bảo vệ Môi trường :
I-Có ba nội dung then chốt :
Thứ nhất, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua các biện pháp tài chính cần được đẩy mạnh, áp dụng đầy đủ nguyên tắc “Người gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền” .
Thứ hai, chú trọng đến cơ chế giám sát của cộng đồng thông qua ba góc độ: tham vấn cộng đồng, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân và tăng cường trách nhiệm giải trình của các chủ thể có liên quan.
Thứ ba, giảm thiểu tác hại xấu đến môi trường thông qua việc kiểm soát ô nhiễm và khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.
II-Góp ý cụ thể
1. Về mặt nội dung của Dự thảo Luật.
Nội dung Dự thảo Luật BVMT Nội dung góp ý Đơn vị góp ý
Chương II. Bảo vệ các thành phần môi trường
Điều 12. Quản lý chất lượng môi trường không khí Bổ sung nội dung đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí trong khoản 4 điều 12 quy định Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng không khí. GreenID
Điều 13. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Cần quy định bổ sung sao cho các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí phải luôn ở mức tối thiểu, đáp ứng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác tương đương) về PM10, PM2.5 và các chất gây ô nhiễm khác như CO2, SOx và NOx. LPSD
Chương IV. Đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường quy định chung về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường
Điều 39. Thực hiện đánh giá tác động môi trường Theo điểm a, b khoản 1 Điều 39, nếu kinh phí làm ĐTM do chủ đầu tư bỏ ra làm hoặc thuê tư vấn làm liệu có bảo đảm tính khách quan và trung thực - không bị tác động của chủ đầu tư? Điều này đã xảy ra khá nhiều, các báo cáo ĐTM chỉ là làm phép để thông qua dự án. Như vậy không có tác dụng, tốn kém.
Nhiều đề nghị đã được đưa ra là nên thành lập cơ quan độc lập của nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo ĐTM (kể cả thuê tư vấn) - chi phí làm ĐTM sẽ chuyển qua cho tổ chức này. VRN
Điều 40. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường Nội dung của Điều 40 gồm đến 6 mục là khá rắc rối dẫn đến kết quả tham vấn không thực sự hiệu quả và trung thực:
- Dự án đặt trên các tỉnh, tức là các tỉnh thực hiện đầu tư, hoặc mời nhà đầu tư - nếu tỉnh thực hiện tham vấn cộng đồng hoặc các bên liên quan liệu còn khách quan? Và lại là hình thức nên sẽ gây tốn kém.
- Tại khoản 6. Tại sao lại nêu ra dự án nhận chìm với dự án xả thải ra sông hồ, mà chỉ nói sông hồ liên tỉnh? Vậy sông hồ nằm trong 1 tỉnh thì quy định thế nào? Mục này cần tách bạch rõ ràng vì tác động của vấn đề xả thải là cực kỳ nguy hiểm cho nguồn nước của con người và môi trường.
- Việc nhận chìm ở biển cũng phải được đề cập mục riêng và chi tiết. Đây cũng là hoạt động gây tác động đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sinh kế của con người gây tác hại lâu dài.
Do đó, điều này cần viết lại rõ ràng hơn. VRN
Chương XI. Công cụ kinh tế và nguồn lực bảo vệ môi trường Qua các điều khoản: điểm a khoản 1 Điều 153; điểm d khoản 3 Điều 159; điểm đ khoản 3 Điều 164 và khoản 2 Điều 183; thấy được việc Dự thảo có khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo nhưng đang nằm rải rác ở một số điều khác nhau và trách nhiệm đang giao cho Bộ Công thương. Thay vào đó, cần có điều khoản riêng làm nổi bật phát triển năng lượng tái tạo do phát triển năng lượng tái tạo đang là xu thế chung của thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn để phát triển loại hình năng lượng này, đồng thời đây cũng là một giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường bảo vệ sức khoẻ người dân. GreenID, RTCCD
Điều 153. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 159. Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường
Điều 164. Trái phiếu xanh
Chương XIV. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Điều 183. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang bộ
Chương XIII. Quyền và trách nhiệm của mặt trận tổ quốc việt nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường Cần quy định rõ hơn để nhấn mạnh quyền tham gia, giám sát của các nhà khoa học độc lập và các tổ chức xã hội thuộc lĩnh vực phòng chống các bệnh không lây nhiễm, bảo vệ môi trường và sức khỏe sinh thái trong toàn bộ các giai đoạn từ khi xây dựng đến khi thực thi Luật BVMT. JEH, VSEA, NCDs-VN
Điều 177. Quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường Cần quy định lại sao cho cơ quan quản lý nhà nước phải làm việc trực tiếp với người dân, người dân có quyền tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương mà không cần thông qua cơ quan và người đại diện. Vì trên thực tế, cơ chế tham gia và giám sát của người dân đối với các vấn đề môi trường thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc không đem lại hiệu quả đáng kể và tiếng nói của người dân chưa được lắng nghe, coi trọng. JEH
Về mặt hồ sơ, thủ tục
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, bản chụp ý kiến góp ý cũng là một tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra. Tuy nhiên trong hồ sơ mà Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Chính phủ trình Quốc hội lại chưa thấy có tài liệu này.
Liên quan đến vấn đề này, cũng theo quy định, Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn . Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần hoàn thiện hồ sơ trước khi Luật BVMT sửa đổi bước vào giai đoạn thẩm tra dự án luật.

Tin cùng loại